Giảm Diện Tích, Tập Trung Thâm Canh Nâng Cao Năng Suất Mía Nguyên Liệu

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, niên vụ 2013 – 2014 này, toàn tỉnh có 33.383 ha mía nguyên liệu.
Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.
Sản lượng mía toàn tỉnh vụ này đạt khoảng 2,17 triệu tấn, năng suất trung bình khoảng 65 tấn/ha. Năng suất mía ở Thanh Hóa những năm gần đây thấp hơn trung bình chung cả nước.
Vấn đề đặt ra là không nên mở rộng ồ ạt vùng nguyên liệu mía mà phải chú trọng thâm canh có trọng điểm để nâng cao năng suất mía. Mặt khác, việc mở rộng diện tích mía đang nảy sinh một số bất cập, như bố trí cơ cấu giống chưa thực sự hợp lý dẫn đến mía trổ bông nhiều, thu mua mía nguyên liệu chưa kịp thời...
Trên cơ sở rà soát, tính toán từ thực tế, niên vụ mía 2014 – 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng giảm diện tích mía xuống còn khoảng 30.000 ha. Những năm tiếp theo, diện tích mía cả tỉnh sẽ giảm dần còn khoảng 28.000 ha, được quy hoạch thành các vùng chuyên canh theo chiều sâu.
Đồng thời ngành nông nghiệp chỉ đạo phấn đấu đưa năng suất mía trung bình của niên vụ 2014 – 2015 lên 72 tấn/ha trở lên, riêng diện tích mía thâm canh đạt năng suất từ 100 tấn/ha trở lên. Theo đó, sản lượng mía nguyên liệu niên vụ tới phấn đấu đạt hơn 2,2 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.

Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.

Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.

Ông Bùi Đức Trường ở thôn 2 tâm sự như vậy khi nói về câu chuyện nuôi nai lấy nhung ở đây. Ông Trường cho biết vào thời điểm cận kề dịp Noel như mọi năm, “xứ nai” này thường nhộn nhịp hẳn lên, kẻ mua người bán sôi động hẳn. Còn năm nay trầm lắng chưa từng thấy, hầu hết các hộ nuôi nai đã cắt lứa nhung cuối năm nhưng không bán được vì không có người mua.

Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.