Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.
Ông Trượng cho biết doanh nghiệp muốn xuất gạo vào thị trường các nước phát triển với các đòi hỏi khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng lại gặp khó do khi gửi mẫu kiểm nghiệm ở VN thường có sự chênh lệch với các nước bởi độ chính xác của họ rất cao.
“Vì vậy, muốn đưa gạo qua Mỹ chúng tôi phải lấy mẫu gạo gửi sang Thái Lan với phí 8 triệu đồng/mẫu mà một tuần sau mới có. Vì vậy cần xây một trung tâm phân tích chất lượng gạo đạt chuẩn quốc tế ở Cần Thơ” - ông Trượng nói.
Ông Trương Quang Hoài Nam, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Cần Thơ nghiên cứu đề xuất này.
Có thể bạn quan tâm

Những dây khổ qua tây được trồng ở vườn nhà của chị Nguyễn Ánh Xuân (hẻm 1, khóm 5, phường 7, TP. Bạc Liêu) cho trái dài từ 1,3 - 1,6m (ảnh). Do thích thú khi thấy giống khổ qua cho trái dài đến 6 lần chiều dài trái khổ qua thông thường, nhiều người đến xem và xin giống về nhà trồng.

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ phân bón Neb cho nông dân trên diện tích 40 ha vải thiều và 20 ha na ở Thanh Hà, Chí Linh. Vải, na được bón Neb đều tăng năng suất từ 10 - 15%, mẫu mã đẹp.

Những ngày này, nông dân trồng mè ở xã Phan Tiến (Bắc Bình) đang “rộ” mùa thu hoạch. Ai cũng phấn khởi bởi mè trúng mùa, được giá.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng chăn nuôi theo quy mô trang trại, nhiều nông dân đã chọn giống heo hướng nạc để nuôi, do loại vật nuôi này cho năng suất cao, sản phẩm phù hợp với thị trường.