Giải Pháp Tiết Kiệm Cho Nhà Nông
Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).
Quán cà phê khuyến nông nằm ngay cạnh UBND xã An Bình, huyện Thoại Sơn, An Giang từ khi ra đời đã trở thành điểm hẹn của nhiều nông dân trong khu vực. Họ đến đây không chỉ để thưởng thức ly cà phê sau những buổi làm đồng mệt nhọc mà còn để đọc báo, lên mạng Internet, trao đổi với nhau về những tiến bộ KHKT, những giải pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tình cờ, tôi được nghe các nông dân ở đây trao đổi về hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm phân bón lá Super Humate Sen Vàng.
Anh Ngô Văn Bảy, một nông dân trong xã là người rất am hiểu về sản phẩm này vì đích thân gia đình anh đã sử dụng hơn 3 năm. Anh Bảy cho biết, lần đầu tiên khi được các đại lý VTNN giới thiệu về phân bón lá Super Humate Sen Vàng, anh cũng rất do dự vì chưa biết hiệu quả ra sao mà lại tốn rất nhiều công. Nếu sử dụng đúng quy trình phải qua 7 đợt phun xịt cho một vụ, chưa kể lần xử lý giống. Do vậy, anh Bảy cũng như nhiều nông dân khác chỉ mua một ít về sử dụng thử nghiệm. Từ đó đến nay, không vụ lúa nào anh Bảy không sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng. "Phun xịt trước 1-2 ngày (có thể kết hợp với lần phun của các loại nông dược khác để tiết kiệm công), cây lúa sẽ hấp thụ phân hóa học tốt hơn vì bộ rễ được kích thích. Do đó, giảm được lượng phân thất thoát do bị bốc hơi"– anh Bảy chia sẻ kinh nghiệm.
Còn lão nông Nguyễn Văn Gừa, ấp Phú Bình, xã An Bình lại phát hiện ra hiệu quả của phân bón lá Super Humate Sen Vàng một cách rất tình cờ. "Năm đó, tôi sạ lúa trễ nên bị phèn từ hai bên ruộng lân cận ngấm qua, mộng lúa "quéo" lại. Lấy phân bón lá Super Humate Sen Vàng ra phun thử, không ngờ 2 ngày sau màu phèn đỏ đã chuyển qua màu xanh, lúa không bị mất"- ông Gừa nhớ lại. Một số nông dân cho biết, là phân bón lá nhưng Super Humate Sen Vàng lại có tính năng cải tạo đất, hạ phèn rất tốt nên giúp cho cây lúa phát triển mạnh, cây to, lá đứng thẳng. Nhờ đó mà lúa cũng ít bị sâu bệnh hơn. Còn theo ông Gừa, nếu vụ đông xuân sử dụng đủ 7 đợt bón lá Super Humate Sen Vàng thì vụ hè thu khi xuống giống ruộng không bị váng phèn, cây lúa nẩy mầm tốt hơn.
Theo tính toán của nông dân, sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng có thể giảm được khoảng 15-20% phân bón gốc, tương đương 8-10 kg/công. Với giá phân bón như hiện nay có thể tiết kiệm được 160.000-200.000 đồng, trong khi chỉ tốn 80.000 đồng mua phân bón lá.
Phó chủ tịch UBND xã An Bình, ông Nguyễn Phước Ân cho biết, nhiều nông dân trong xã đã dùng phân bón lá Super Humate Sen Vàng từ mấy năm trước. Nhưng từ khi sản phẩm này được các nhà khoa học đem vào trình diễn ngay trên cách đồng liên kết 4 nhà do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện tại ấp Phú Bình đem lại hiệu quả cao thì nông dân càng tin dùng hơn. Vụ hè thu này, Phòng NN-PTNT huyện Thoại Sơn đã nhân rộng các điểm trình diễn phân bón lá Super Humate Sen Vàng ra nhiều địa phương.
Kỹ sư Huỳnh Trí Thiện– cán bộ kỹ thuật của Cty An Hưng Tường cho biết, sản phẩm Super Humate Sen Vàng có mặt trên thị trường từ năm 2004 và đến năm 2005 đã được nông dân An Giang sử dụng khá nhiều. Đây là sản phẩm dinh dưỡng kích kháng cho cây trồng.
Khi lưu chuyển trong cây, Humate đóng vai trò là chất hữu cơ cùng tham gia làm nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng từ bộ rễ lên lá cũng như từ lá tới các bộ phận sinh trưởng, sinh thực như chồi non, mầm, hoa, củ, quả, hạt… Ngoài ra, Humate còn giúp cây nâng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu của cây ở điều kiện môi trường không thuận lợi như: lạnh, sương muối, khô hạn, đất chua, phèn mặn, sâu bệnh phá hại… Còn ở trong đất, Humate là chất đệm cho môi trường sống của các vi sinh vật có ích, giúp tăng độ tơi xốp, mùn hóa, phân hủy nhanh chất hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho đất.
Điều quan trọng, là chất Humate hòa tan hoàn toàn nên không lưu tồn trong sản phẩm nông sản cũng như môi trường, nguồn nước. Do đó, bón lá Super Humate Sen Vàng được coi là sản phẩm của một nền nông nghiệp xanh.
Có thể bạn quan tâm
Trong những ngày này, về xã Nam Đà, ở các thôn, xóm, sân nhà nào cũng ngập một mùa vàng của lúa. Còn ngoài cánh đồng, không khí ngày mùa càng rộn rã hơn bởi tiếng máy nổ, tiếng guồng quay của máy gặt lúa.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm chân trắng lót bạt ven biển tại 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành giai đoạn 2014-2018.
Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Phú Yên khai thác trên 1.900 tấn cá ngừ đại dương, gần bằng 42% sản lượng của cả năm 2013. Đặc biệt, trong hai tuần qua, ngư dân Phú Yên trúng lớn cá ngừ đại dương với khoảng 70% tàu cá có lãi. Mỗi chuyến biển dài ngày, một tàu cá đánh bắt được bình quân từ 1,5 đến ba tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu lãi từ 100 đến 170 triệu đồng. Nhờ vậy mà mỗi thuyền viên đi biển trong khoảng thời gian một tháng cũng có thu nhập từ năm đến sáu triệu đồng.
Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.