Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững

Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững
Publish date: Tuesday. June 23rd, 2015

Trong nhiệm kỳ đã duy trì tốt tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, góp phần phát triển toàn diện kinh tế của huyện. Tuy nhiên, do điểm xuất phát nền kinh tế của huyện còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc thu hút nhà đầu tư còn hạn chế. Vì vậy, để xây dựng huyện phát triển một cách năng động, bền vững, Thanh Sơn tập trung nguồn lực thực hiện tốt hai khâu đột phá: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Để cụ thể hóa các nhiệm vụ, huyện tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 sát với tình hình thực tế của địa phương; huy động các nguồn vốn đầu tư ngân sách cấp trên, đẩy mạnh quy hoạch, triển khai đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng thị trấn Thanh Sơn theo quy hoạch và đầu tư một số công trình trọng điểm; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các chương trình dự án, tích cực vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng.

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, chương trình 135 và các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa trường, lớp học, trạm y tế; cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hóa, hệ thống các công trình nước sạch, đầu tư các công trình thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn; phấn đấu đến năm 2020 có 70% đường giao thông nông thôn, 50% hồ, đập, kênh mương được cứng hóa, 100% phòng học được kiên cố hóa theo hướng chuẩn quốc gia; phấn đấu đến năm 2020 các xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các di tích lịch sử, thiết chế văn hóa tâm linh, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, ưu tiên nguồn nhân lực phát triển kinh tế đồi rừng để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao và phát triển kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Duy trì ổn định tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 14.000ha (trong đó diện tích lúa, ngô 9.000ha); tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 47.000 tấn trở lên, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn. Điều chỉnh chuyển một số diện tích trồng lúa và hoa màu không chủ động nguồn nước sang trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi.

Tiến hành rà soát, bố trí trồng lại diện tích chè cằn xấu, giống cũ bằng các giống chè mới có năng suất chất lượng tốt, chú trọng mở rộng diện tích chè chất lượng cao phục vụ chế biến chè xanh, phấn đấu đến năm 2020 năng suất bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 28 ngàn tấn trở lên. Tiếp tục mở rộng diện tích cây sơn lên 1.000ha, triển khai trồng khoảng 300ha cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây bưởi Diễn. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ rừng, nâng cao năng suất rừng trồng.

Huyện tập trung chỉ đạo, ưu tiên lồng ghép các nguồn lực đầu tư đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu mỗi năm mỗi xã tăng từ 1 tiêu chí trở lên, đến năm 2020 có 3 xã (Lương Nha, Địch Quả, Cự Thắng) đạt chuẩn nông thôn mới; 3 xã (Sơn Hùng, Thạch Khoán, Giáp Lai) cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Song hành cùng các biện pháp trên, huyện tăng quy mô, giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Trong đó, khuyến khích các cơ sở chế biến chè hiện có trên địa bàn đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chế biến gỗ phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất của các HTX, làng nghề truyền thống, duy trì phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phi kim loại phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn và xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại, phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch gắn với các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa và nét đặc trưng, đa dạng hóa của các dân tộc trên địa bàn.

Ngoài ra, Thanh Sơn tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng theo hướng đổi mới hoạt động tài chính, tín dụng; đảm bảo các cân đối lớn về thu chi ngân sách; phấn đấu tăng thu ngân sách hàng năm từ 12% trở lên, tăng nguồn vốn hàng năm từ 20% trở lên, đảm bảo nhu cầu vay của các thành phần kinh tế.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần để Thanh Sơn phát triển là tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, củng cố HTX yếu kém, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hộ, kinh tế trang trại, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các doanh nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện; đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp…

Tổng hòa thực hiện những biện pháp trên sẽ góp phần tạo động lực mới, đưa Thanh Sơn phát triển đi lên một cách năng động và bền vững, hòa nhịp vào bước phát triển chung của các địa phương trên quê hương Đất Tổ.


Related news

Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

Wednesday. June 18th, 2014
Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014 Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.

Wednesday. July 9th, 2014
Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa

Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.

Wednesday. July 9th, 2014
Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.

Wednesday. June 18th, 2014
Tây Giang Sử Dụng Bón Phân Dúi Trong Sản Xuất Lúa Nước Tây Giang Sử Dụng Bón Phân Dúi Trong Sản Xuất Lúa Nước

Mô hình sản xuất lúa có bón phân dúi được Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Tây Giang triển khai thực hiện tại 3 thôn Pơ’ning, A Rớt, Nal (xã Lăng) với 103 hộ đồng bào Cơ Tu tham gia trên tổng diện tích 10ha.

Wednesday. July 9th, 2014