Giải Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống Nước Lợ Năm 2014

Dự báo, năm 2014, nhu cầu giống tôm sú cần khoảng 30 tỷ con, giống tôm thẻ chân trắng cần từ 30 - 40 tỷ con.
Ngày 18/2, tại Ninh Thuận đã diễn ra Hội nghị Giao ban kế hoạch sản xuất và Quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục thủy sản tổ chức.
Theo báo cáo Tình hình sản xuất, cung ứng và giải pháp quản lý chất lượng tôm giống nước lợ năm 2014 của Tổng cục thủy sản, tính đến hết năm 2013, cả nước có 2.305 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó 1.722 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 583 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (chưa kể các cơ sở ương, dưỡng tôm giống).
Sản lượng đạt khoảng 68,4 tỷ tôm giống, tăng 10% so với năm 2012. Trong đó tôm giống thẻ chân trắng là 47,2 tỷ và tôm giống sú bao gồm 21,3 tỷ con.
Hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống luôn chấp hành nghiêm túc quy định quản lý, sử dụng tôm bố mẹ có nguồn gốc, đúng thời hạn theo quy định và quan tâm tới lợi ích của khách hàng.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, chất lượng tôm giống không đồng đều, những cơ sở có uy tín con giống được tiêu thụ rất tốt, giá cao.Tuy nhiên vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10 đến 20%) chưa kiểm soát được chất lượng do cơ sở sử dụng tôm bố mẹ gia hóa trà trộn, sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, nhất là các tỉnh phía Bắc nhiều hộ đã mua giống giá rẻ 25-30 đồng/con đưa từ biên giới Trung Quốc sang.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân gây Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm là do một số dòng tôm thẻ chân trắng được chọn giống theo hướng tăng khả năng sinh trưởng thì giảm khả năng thích ứng nên khi bị sốc môi trường hoặc có tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh chết hàng loạt. Nhiều cơ sở không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách mà thuê chuyên gia nên công nghệ sản xuất giống không ổn định, phụ thuộc hiệu quả sản xuất thấp.
Tổng cục thủy sản dự kiến diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2014: sản lượng đạt 560.000 tấn; trong đó nuôi tôm sú xấp xỉ 2013, diện tích 600.000 ha, dự kiến đạt 270.000 tấn; nuôi tôm thẻ chân trắng dự kiến 50.000 ha đạt 290.000 tấn, tăng 3,6% so với 2013. Dự báo, năm 2014, nhu cầu giống tôm sú cần khoảng 30 tỷ con, giống tôm thẻ chân trắng cần từ 30 - 40 tỷ con.
Để tăng cường chất lượng tôm giống nước lợ năm 2014, nhiều giải pháp đã được Tổng cục thủy sản đưa ra, bao gồm: Tăng cường quản lý bám sát thực tiễn, kịp thời ban hành các văn bản quản lý mùa vụ, chỉ đạo sản xuất; Nghiên cứu bệnh, nghiên cứu các phương thức nuôi giảm thiểu rủi ro, tổng kết thực tiễn, phổ biến những điểm hình nuôi tôm thành công để nhân rộng; Tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước, giảm giá thành sản xuất;
Tiếp tục truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Mỹ để hoàn thành việc truy xuất ngồn gốc tôm thẻ chân trắng tại các nước nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào Việt Nam; Triển khai kế hoạch kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh giống và chất lượng giống để nâng cao chất lượng con giống...
Yêu cầu các địa phương căn cứ hướng dẫn khung mùa vụ của Tổng cục Thủy sản và điều kiện thực tế tại địa phương để xây dựng lịch mùa vụ cụ thể cho từng vùng, quản lý lịch thả giống ngay từ đầu vụ. Không thả giống vào thời điểm nhiệt độ còn thấp là điều kiện phát sinh bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.

Mía và sắn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Ðồng Xuân (Phú Yên). Ngành Nông nghiệp của huyện đang tiến hành đưa các bộ giống mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ðặc biệt là cây sắn, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.

Với nhiều nông dân không có đất sản xuất, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những nông dân như những chú ong miệt mài tìm mật bằng cách thuê vườn cao su non chưa khép tán để trồng hoa màu.

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa, cây ngô phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, việc chọn các giống ngắn ngày "né" được lụt, chống chịu hạn tốt sẽ giảm thiểu đáng kể sự thiệt hại và được coi là những yếu tố tiên quyết để có một vụ mùa thắng lợi.