Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Phòng Trừ Bệnh Hại Để Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Giải Pháp Phòng Trừ Bệnh Hại Để Phát Triển Thanh Long Bền Vững
Ngày đăng: 25/08/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển thanh long; cùng với đó sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến phòng chống bệnh đốm trắng.

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo tại Hội nghị về thực trạng tình hình dịch bệnh trên cây thanh long và đề xuất các giải pháp quản lý bênh hại trong phát triển thanh long bền vững do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức vào ngày 23-8 tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).

Thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang với diện tích gần 34 nghìn ha. Do diện tích trồng thanh long tăng nhanh trong thời gian ngắn, đầu tư thâm canh không cao và không áp dụng hợp lý các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo hướng bền vững đã tạo sâu bệnh gia tăng, đặc biệt các bệnh hại trên thanh long phát sinh gây hại, lây lan nhanh rất khó kiểm soát như bệnh đốm trắng, thán thư đã gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

Theo các nhà chuyên môn, bệnh đốm trắng tuy không ảnh hưởng đến năng suất của thanh long, nhưng lại ảnh hưởng đến mẫu mã của trái thanh long. Đây chính là nguyên nhân làm cho thanh long bán không được, dẫn đến việc nhiều nhà vườn phải đổ bỏ thanh long như trong thời gian gần đây.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan chuyên môn cùng với các nhà khoa học đầu ngành của Bộ NN-PTNT đã báo cáo các kết quả nghiên cứu về tình hình bệnh hại, cơ chế gây bệnh, con đường lây bệnh cũng như đưa ra một số giải pháp ban đầu để phòng trừ bệnh hại trên cây thanh long.

Theo đại diện Cục trồng trọt, nấm bệnh phát triển và lan truyền qua bốn con đường, đó là không khí, con người, xác bã bị bệnh, đất và nước. Trên cơ sở nắm được cơ chế lan truyền của nấm bệnh thì chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp để ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa bệnh hại.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc nông dân sử dụng thuốc BTVT nhiều cũng làm tăng cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển. Trước tình hình bệnh hại đang rất cấp bách thì việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả, tập trung vào các biện pháp phòng trừ bệnh đốm trắng hại thanh long.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, cây thanh long đang đứng trước tình hình rất nghiêm trọng do bệnh hại phát triển mạnh; ảnh hưởng đến chất lượng trái cây và khả năng thương mại của trái cây. Vấn đề đặt ra là phải có hành động cấp bách và quyết liệt để xử lý.

Bộ trưởng chỉ đạo phải sử dụng hai nhóm giải pháp kỹ thuật, tổ chức và chính sách. Về kỹ thuật, phải làm rõ nguồn bệnh ở đâu và phải khống chế nguồn bệnh; ngăn chặn các đường lây lan bệnh; phải vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc phải hợp lý theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật và khuyến nông. Về tổ chức, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân.

Phải gấp rút xây dựng tổng kết những mô hình làm hay để phổ biến cho bà con nông dân. Các địa phương cơ sở trồng nhiều thanh long nên thành lập tổ tư vấn kỹ thuật hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ không riêng bệnh đốm trắng mà còn nhiều loại bệnh khác.

Trong tuần tới, Bộ sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển thanh long do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng ban với sự tham gia của ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang để phối hợp không chỉ chống dịch bệnh mà còn về quy hoạch, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cơ chế chính sách, thị trường…

Thành lập tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến phòng chống bệnh đốm trắng do Cục trưởng Cục BVTV làm tổ trưởng, thành viên là các Viện thành viên của Viện khoa học nông nghiệp Việt nam, Học viện nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, các nhà khoa học hàng đầu về vấn đề này…cần thiết thuê chuyên gia hàng đầu của thế giới.

Cục trồng trọt phải xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển cây thanh long của Việt Nam để Bộ phê duyệt trong năm nay. Trên cơ sở đó, các tỉnh cụ thể hóa và hướng dẫn nông dân làm một cách chặt chẽ, không thể phát triển ồ ạt mọi nơi và mọi địa phương. Phải tổ chức chặt chẽ hơn, quản lý theo chuỗi giá trị thì mới có thể phát triển cây thanh long bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Ngày 24/10, tại xã Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Hòa Bình tổ chức thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ Hòa Bình.

27/10/2015
Phát điện từ khí sinh học Phát điện từ khí sinh học

Tỉnh Tiền Giang có tổng đàn gia súc (heo, trâu, bò) khoảng 674.000 con và khoảng 7,1 triệu con gia cầm. Để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thì giải pháp xây dựng, lắp đặt hầm biogas là tối ưu nhất.

27/10/2015
Trồng đu đủ ruột vàng Trồng đu đủ ruột vàng

Giống đu đủ ruột vàng F1 Sinta và Carinosa do Cty TNHH East-West seed (Hai mũi tên đỏ) cung cấp với đặc điểm ăn ngon, thịt chắc, đang được thị trường ưa chuộng và bán được giá cao.

27/10/2015
Liên kết sản xuất lúa ST20 Liên kết sản xuất lúa ST20

ST20 mang nhiều đặc điểm nổi trội của các giống tham gia tổ hợp lai như có mùi thơm; hạt gạo trong, cơm dẻo, vị ngọt; hàm lượng đạm cao ( ≥ 10%) lớn hơn gấp rưỡi gạo thường.

27/10/2015
Bình Định đặt mục tiêu mới Bình Định đặt mục tiêu mới

Thực hiện xây dựng NTM trong giai đoạn 2011-2015, Bình Định đã gắn kết chặt chẽ với việc đổi mới trong SXNN.

27/10/2015