Xuất Khẩu Của Tỉnh Tăng Trưởng Thấp
Mặc dù các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường nhưng kết quả 9 tháng qua, xuất khẩu của tỉnh cũng chỉ tăng trưởng ở mức thấp (ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 433 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2013).
Do tình hình chung, xuất khẩu của tỉnh chịu sự tác động trực tiếp từ sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước.
Chính sách tự túc lương thực hạn chế nhập khẩu của một số quốc gia, cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp gạo lớn về chất lượng và giá cả đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu gạo của tỉnh. Xuất khẩu thủy sản luôn chịu nhiều áp lực từ những rào cản của các nước nhập khẩu...
Đối với mặt hàng gạo, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Gạo Việt Nam bị sức ép cạnh tranh từ chiến dịch tung hàng tồn kho giá rẻ của Thái Lan và Ấn Độ đã thu hút các khách hàng quen thuộc của Việt Nam, làm mất cơ hội ký nhiều hợp đồng.
Các thị trường truyền thống ở Châu Phi của Việt Nam trong thời gian qua đang sụt giảm mạnh do mất thị phần với gạo Thái Lan. Malaysia cũng đã mua hầu hết gạo Thái Lan cho nhu cầu năm 2014, trong khi Indonesia chưa có nhu cầu nhập khẩu. Thị trường Philippines với số lượng trúng thầu 800.000 tấn nhưng điều kiện giao hàng quá gắt gao.
Thị trường Trung Quốc có nhiều tiềm năng nhưng đầy rủi ro... Do khó khăn về thị trường đầu ra nên xuất khẩu gạo đạt thấp so với cùng kỳ năm 2013, doanh nghiệp ký hợp đồng rất ít, chủ yếu xuất khẩu hình thức ủy thác cho thị trường Philippines chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu.
Từ tháng 7 đến nay, tình hình xuất khẩu gạo có nhiều khởi sắc. Sự trở lại của các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia và một số quốc gia châu Phi, đặc biệt là thị trường Trung Quốc tiếp tục tiêu thụ hàng dưới hình thức nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đã làm cho thị trường lúa, gạo ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng tăng mạnh. Tuy giá lúa gạo nội địa tăng nhưng nông dân vẫn chưa hưởng nhiều vì không còn lúa để bán do vụ hè thu kết thúc.
Đối với doanh nghiệp, mặc dù được phân chỉ tiêu tạm trữ 4 tháng nhưng với tình hình biến động của thị trường giá gạo thế giới thời gian qua nên không dám giữ tồn kho theo quy định, đa phần là bán trong thời gian tạm trữ.
Chỉ một số ít doanh nghiệp còn tồn nhưng lại giao hàng cho thị trường Philippines (theo hợp đồng tập trung 800.000 tấn với giá 370,5 USD/tấn). Điều này gây cho doanh nghiệp xuất khẩu vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thêm.
Đối với mặt hàng thủy sản, doanh nghiệp vẫn có đơn hàng xuất khẩu do thị trường truyền thống tiếp tục duy trì nhưng giá xuất khẩu không tăng và có xu hướng giảm. Nguyên nhân do bị khách hàng nhập khẩu ép giá và doanh nghiệp trong ngành phá giá ảnh hưởng trực tiếp đến giá thu mua cá tra nguyên liệu.
Hệ lụy là giá cá nguyên liệu có xu hướng giảm thấp theo chu kỳ hằng năm từ tháng 5 đến tháng 7 (từ đầu tháng 7 đến nay giá cá nguyên liệu có chiều hướng tăng nhưng người nuôi vẫn chưa có lãi vì giá thành nuôi cao hơn giá bán. Vì vậy, không kích thích người nuôi, xu hướng tới nguồn cung cấp nguyên liệu trên thị trường giảm).
Bên cạnh đó, các quy định về kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá,... của các nhà nhập khẩu ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam. Với việc phán quyết cuối cùng của PR9 và việc ban hành Đạo Luật Farmbill có thể thấy rằng thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính và khó tiếp cận.
Vì vậy vấn đề đặt ra các doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tự hoàn thiện mình. Cụ thể cần áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc theo quy định của Hoa Kỳ cũng như các nhà nhập khẩu khác. Mặt khác, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để giảm áp lực phụ thuộc vào một thị trường, hạn chế rủi ro.
Do khó khăn kéo dài từ nhiều năm qua làm cho một số doanh nghiệp đến nay gần như cạn kiệt, thiếu vốn hoạt động, còn mang nợ xấu nên khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để hoạt động sản xuất. Một số doanh nghiệp còn giữ được tăng trưởng, một số sụt giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng,... Các mặt hàng khác như: bánh phồng tôm, may mặc đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2013.
Về thị trường xuất khẩu: 8 tháng năm 2014 phát sinh thêm 3 thị trường mới, nâng tổng số thị trường xuất khẩu đến nay trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ (gạo xuất khẩu trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, thủy sản xuất khẩu trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa gồm: Châu Á chiếm 30,13% (tăng 0,7%), Châu Âu chiếm 21,28% (giảm 10%), Châu Mỹ chiếm 34,4% (giảm 2,3%), Châu Phi chiếm 4,66% (tăng 37%), còn lại là các thị trường khác tăng, giảm không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 3 năm trở lại đây, việc nuôi những giống mới như nhím, ba ba, chim trĩ, cá lăng chấm... gặp khó khăn, nhiều người bị thua lỗ nặng.
Về vùng kinh tế mới xã Phú Long (Nho Quan - Ninh Bình), ai cũng biết gia đình anh Trần Minh Sơn ở thôn 10 nhờ trồng chuối mà trở thành triệu phú.
Con cá đồng trong ruộng lúa ở nước ta - nói chung, ở Tiền Giang - nói riêng, đã có từ rất lâu. Hàng năm, khi vào vụ lúa (từ khi lúa đứng cái, làm đòng, trổ bông đến chín) thì cũng là lúc nguồn cá đồng (chủ yếu lóc, rô, sặc…) vào ruộng sinh sống và phát triển. Khi thu hoạch lúa, người ta kết hợp với thu hoạch cá.
Trong nhiều ngày qua, hàng tấn cá nuôi trong các lồng bè của gần 30 hộ dân tại khu vực vịnh Mân Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chết ngửa bụng, phơi trắng một vùng vịnh và bốc mùi hôi thối. Thiệt hại lớn khiến các hộ dân hết sức lo lắng vì số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng.
Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng cá lồng tỉnh Hải Dương đạt khoảng 1.700 tấn, tăng 350 tấn so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 6% tổng sản lượng thủy sản.