Giải pháp nâng cao thu nhập
Trong đó, việc cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả được địa phương quan tâm thực hiện.
Những năm gần đây, chuyện người dân có thu nhập hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhờ trồng cây ăn trái không còn là chuyện hiếm ở xã Long Phú.
Việc chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng các loại cây ăn trái đã nhen nhóm trên địa bàn xã từ vài năm nay, nhưng từ khi Đề án 1.000 được triển khai thực hiện thì việc chuyển đổi ngày càng phát huy hiệu quả.
Ông Trần Văn Quận một trong những hộ đi đầu trong công tác cải tạo vườn tạp ở ấp Long Bình cho biết, cách đây 3 năm gia đình đã mạnh dạn bỏ tiền lên liếp, bơm sình để trồng cam.
Tuy mới thu hoạch đợt 1 trong vụ này nhưng 4 công cam xoàn 500 gốc của gia đình đã cho năng suất khoảng 1 tấn trái, bán cho thương lái với giá 22.000 đồng/kg. Nếu tính hết năng suất cam xoàn của cả vụ, gia đình ông lời hơn 50 triệu đồng.
Có thể thấy, nhờ đẩy mạnh thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả nên đến thời điểm này, toàn bộ 27 ha vườn tạp, vườn kém hiệu quả ở ấp Long Bình 1 đã được chuyển đổi cây trồng mang giá trị kinh tế cao.
Ngoài các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi da xanh thì nông dân còn chủ động kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN trên địa bàn để trồng đu đủ và bắp rau.
Theo ông Hồ Tấn Được, trưởng ấp Long Bình 1, nhờ tận dụng được hết diện tích đất, vì thế mà đời sống của người dân khu vực này ngày càng khấm khá.
Ông Trần Tuấn An, Phó Chủ tịch UBND xã Long Phú, cho biết: “Trong quá trình xây dựng NTM, địa phương đã chú trọng công tác nâng cao thu nhập của người dân. Trong đó cải tạo vườn tạp được xem là một nhiệm vụ quan trọng.
Thời gian tới xã sẽ thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi và hỗ trợ nguồn vốn vay cho người dân. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo người dân sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích SX”.
Related news
Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.
Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL
“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”
Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.
Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.