Giải pháp hạn chế trái cây dội chợ
Ông Nguyễn Bé Ba, ấp Bình Hòa B, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: Năm 2014, với 40 cây sầu riêng trồng trên diện tích 2.000 m2, sau khi thu hoạch trừ chi phí ông còn lãi trên 330 triệu đồng.
Để có được giá trị kinh tế cao như vậy, bước đầu tiên là ông mạnh dạn chuyển đổi giống, tiếp theo là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình canh tác, xử lý cho sầu riêng ra trái rải vụ để tránh dội chợ, giá bán giảm sâu.
Được biết, trong vòng 2 năm trở lại đây đã có khoảng 50% diện tích trồng sầu riêng ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…, được các nhà vườn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như xử lý cho cây ra hoa trái rải vụ để bán được giá cao.
Giá trái chín rải vụ luôn ổn định ở mức từ 45.000 – 60.000đ/kg, cá biệt có hộ bán được hơn 100.000đ/kg. Lợi nhuận sầu riêng sản xuất rải vụ thu về cao gấp 1,8 lần so với chính vụ.
Đi liền đó là cây chôm chôm cũng được các nhà vườn ở khu vực ĐBSCL quan tâm đầu tư, nhằm phát huy lợi thế. Hiện 3 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang và Vĩnh Long đã phát triển thành vùng chuyên canh chôm chôm, với tổng diện tích trên 7.730 ha.
Đến nay đã có 6.750 ha đang cho trái, sản lượng hàng năm khoảng 122.000 tấn. Các giống được trồng phổ biến là chôm chôm Java, chôm chôm đường và chôm chôm Rongriêng. Thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 80%, còn lại XK sang Trung Quốc, Mỹ…
Đối với cây nhãn, sau thời gian dịch bệnh chổi rồng hoành hành trên giống nhãn tiêu da bò, các nhà vườn đã mạnh dạn chuyển sang trồng giống nhãn Edor, xuồng cơm vàng…, đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cùng với giải pháp xử lý cho nhãn ra trái rải vụ, các nhà vườn mở rộng việc sản xuất theo tiêu Viet GAP, Global GAP phục vụ XK...
Nhãn đang rất rộng mở con đường xuất khẩu
2 năm qua, các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang Vĩnh Long và Tiền Giang đã hình thành được chuỗi liên kết trong việc tổ chức sản xuất rải vụ cho vườn xoài theo hướng an toàn.
Hậu Giang là tỉnh có diện tích xoài rải vụ nhiều nhất khu vực ĐBSCL với 1.600 ha và được phân thành 3 kỳ thu hoạch: Tháng 1 – 2, tháng 7 – 9 và thàng 10 – 12. Cần Thơ thu hoạch từ tháng 1 – 2, Vĩnh Long tháng 8 – 12; Tiền Giang tháng 10 – 2 năm sau...Chính điều này giúp cho trái xoài đỡ bị dội chợ, giá giảm mỗi khi vào mùa thu hoạch...
Có thể bạn quan tâm
Muốn hạn chế tối đa tình trạng chất lượng sản phẩm kém, các hộ nuôi tôm cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng tôm nuôi trước khi thu hoạch, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý có hiệu quả… TSVN xin giới thiệu một số dạng tôm nuôi bị giảm chất lượng thường gặp trước khi thu hoạch
Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam.
Với lợi thế nguồn nguyên liệu rơm rạ dồi dào sẵn có tại địa phương nên nghề trồng nấm rơm của nông dân ở Tiền Giang đã hình thành từ lâu đời và có nhiều thuận lợi. Nghề trồng nấm rơm vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Trước đây, tại các tỉnh vùng ĐBSCL, giá ao nuôi cá tra luôn ở mức rất cao, từ 2- 3 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên gần đây, người nuôi cá tra thua lỗ, lần lượt “treo ao” nên giá ao rớt thê thảm, nhiều nơi kêu bán mà chẳng ai mua.
Tỉnh Quảng Nam đang đồng loạt thả nuôi tôm giống vụ 1 năm 2011. Tuy nhiên, vẫn có không ít hộ dân ở TP.Tam Kỳ và các huyện Núi Thành, Thăng Bình... bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, thả nuôi trước vụ dẫn đến tôm chết hàng loạt