Giải cứu ổi Sóc Trăng
Để trợ giúp nông dân, ngày 23-5, nhóm bạn trẻ thuộc Chương trình “Đồng hành cùng nông dân” tiếp tục tham gia giải cứu ổi Kế Sách đang trong tình trạng mất giá nặng. Theo đó, nhóm hỗ trợ thu mua 10 tấn ổi với giá 2.000 đồng/kg, cao hơn mức giá thương lái thu mua khoảng 1.000 đồng/kg, sau đó chuyển lên TPHCM tiêu thụ.
Anh Lê Ngọc Thìn, đại diện nhóm bạn trẻ thuộc Chương trình “Đồng hành cùng nông dân”, cho biết: “Trước đây, nhóm cũng đã từng thực hiện chiến dịch giải cứu hành tây Đà Lạt, đạt kết quả khá khả quan. Qua thông tin báo chí, nhóm biết là ổi Sóc Trăng giá rất thấp, nông dân không có lãi nên nhóm cũng quyết định làm thêm chiến dịch giải cứu ổi Sóc Trăng. Đợt đầu tiên, nhóm sẽ mua 10 tấn ổi với giá 2.000 đồng/kg, với mong muốn giúp nông dân giảm một phần thiệt hại”.
Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có hơn 1.000ha trồng ổi. Hiện giá ổi được các thương lái thu mua giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 10 năm qua, chỉ còn 400 - 500 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất lên đến 3.500 - 4.000 đồng/kg. Trước tình trạng ùn ứ ổi, một số nông dân đã bỏ mặc vườn ổi, hoặc đốn bỏ cây ổi để chuyển sang cây trồng cây khác.
Có thể bạn quan tâm
Do đặc điểm địa hình, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều vùng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa/năm nhưng năng suất bấp bênh, hay bị ngập úng, dẫn đến người nông dân thường bỏ ruộng.
Những năm gần đây, số lượng chim yến đến với Thanh Hóa ngày càng tăng, đã góp phần tạo ra một nghề mới - nghề nuôi chim yến lấy tổ của người dân ở những vùng ven biển của tỉnh.
Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, cây mãng cầu xiêm đã "bén duyên" và ngày càng phát triển mạnh ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Chính loại cây này góp phần lớn mang lại ấm no trên vùng đất cù lao đầy phèn - mặn này.
Hơn một tháng trở lại đây, giá heo hơi bán ra tại các gia trại trong tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì nuôi heo đã có lãi. Trên đà đó, nhiều hộ đã mạnh dạn tái đàn, mở rộng quy mô chuồng trại…
Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.