Giá Xuất Khẩu Chè Có Tăng Nhưng Vẫn Thấp Nhất Thế Giới
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy: Khối lượng XK chè 10 tháng đầu năm ước đạt 109 nghìn tấn với giá trị đạt 186 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
So với cùng kỳ năm trước, giá chè XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 1.693 USD/tấn, tăng 6,03%. Khối lượng chè XK sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 67,64% về khối lượng và tăng 94,40% về giá trị. Trái ngược với tình trạng đó, XK chè sang Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 57,16% về khối lượng và giảm 58,28% về giá trị.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng- Trưởng phòng Chế biến, Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Mặc dù 9 tháng đầu năm, giá XK chè có tăng so với cùng kỳ năm 2013 nhưng Việt Nam vẫn đang là một trong những nước có giá XK chè thấp nhất thế giới.
Nguyên nhân là bởi chất lượng chè XK Việt Nam chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị sản xuất, XK chè cũng là lý do quan trọng khiến giá chè XK ngày càng bị “dìm” xuống.
Ông Dũng phân tích, Việt Nam hiện có khoảng 500 cơ sở chế biến chè với những quy mô khác nhau nhưng hầu như chưa có sự liên kết nào giữa các cơ sở này để tạo ra giá bán thống nhất với các đối tác nước ngoài.
Giá XK tùy thuộc vào mối quan hệ của từng đơn vị với các đối tác khiến cho giá bán ra thiếu đồng nhất và ổn định. Sự “tranh mua tranh bán” không chỉ gây bất lợi cho ngành chè nói riêng mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của cả nền kinh tế của Việt Nam nói chung.
Để khắc phục những điểm yếu cố hữu này, các DN sản xuất, XK chè cần nhanh chóng khắc phục tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Về lâu dài, DN cũng phải có chiến lược phát triển rõ ràng, đặt biệt đầu tư vào công tác xây dựng thương hiệu cho cả DN lẫn sản phẩm XK.
“Ngoài ra, khi muốn XK sản phẩm vào thị trường nào đó, DN cần tìm hiểu thật kỹ để đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường. Ví dụ như DN muốn XK vào EU thì trước tiên phải đáp ứng mọi yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm để được thị trường chấp nhận. Đồng thời, DN cũng phải chú ý đảm bảo các yếu tố môi trường, trách nhiệm đối với xã hội, với người tiêu dùng...”- ông Dũng nói.
Có thể bạn quan tâm
Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.
Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.
Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.
Những ngày này, tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân đang tất bật các công đoạn bơm nước, ngâm ủ giống và đã bắt đầu xuống giống vụ lúa Đông xuân 2013-2014. Tuy nhiên, việc xuống giống lúc này của người dân cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay.
Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.