Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đồng loạt giảm trong tháng 11

Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,74 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,01 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Duy chỉ có giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt gần 6,4 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều đồng loạt giảm, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê… Giảm mạnh nhất đó là ngành hàng càphê, giảm đến 27,7% về khối lượng và giảm 30,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Cụ thể, tháng 11 xuất khẩu càphê ước đạt 85.
000 tấn với giá trị đạt 162 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng ước đạt 1,13 triệu tấn với tổng giá trị 2,3 tỷ USD.
Hai mặt hàng chủ lực như gạo và thủy sản cũng liên tiếp giảm từ đầu năm tới nay, cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 ước đạt 593 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng qua đạt 6,01 tỷ USD, giảm đến 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Bí xanh giống Thiên Thanh 5 được cho là ít sâu bệnh, nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả/sào. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 10 – 13 nghìn đồng/kg, người trồng bí sẽ thu hơn 10 triệu đồng/sào.

Do không có thương lái đến thu mua nên sau khi thu hoạch xong đa phần bà con tự vận chuyển ra nhà máy để bán. Mía cân chỉ đạt từ 8 - 9 chữ đường, với giá 650 - 700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân trồng mía lỗ 700.000 - 800.000 đồng/công.

Vụ thu hoạch mía năm 2014 - 2015 đã bắt đầu hơn một tháng nay. Theo phản ánh của nông dân nhiều nơi, việc thu hoạch mía năm nay có nhanh hơn so với các năm trước, tâm lý sợ mía khô, sợ mía cháy của bà con nông dân cũng giảm bớt. Có điều - cũng theo lời bà con nông dân, cây mía hiện nay không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước nên không tạo được sự an tâm để nông dân có thể tiếp tục gắn bó với cây mía.

Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống cây trồng kháng sâu bệnh và thời điểm gieo trồng thích hợp, hiệu quả kinh tế mang lại từ rau màu ngày càng ổn định hơn. Điều quan trọng là từ sự gắn bó của người nông dân với cây trồng, hy vọng người trồng rau màu trong tỉnh sẽ có được một vụ mùa bội thu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.

Phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2015, thời điểm này, Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang đã chuẩn bị hơn 600 tấn thóc giống gồm: KD18, C70, CR203, BG1, BG6, BTE1 và một số giống lúa nếp.