Để Nuôi Trồng Thủy Sản Thêm Dấu Ấn Mới

Cùng với những kết quả đạt được trong nuôi trồng thủy sản, hiện nay lĩnh vực này cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như công tác thanh, kiểm tra giống còn bất cập, hệ thống thủy lợi nội vùng ít được quan tâm đầu tư cải tạo, nạo vét, môi trường nuôi đang suy giảm...
Vì vậy, các hộ nông, ngư dân cần chủ động khắc phục mọi khó khăn, thực hiện đúng theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp về cải tạo ao, đầm, bãi triều, đối tượng nuôi, con giống để nuôi trồng thủy sản tạo thêm dấu ấn mới trong năm 2014.
Năm 2013, mặc dù thời tiết diễn biến khá bất thường, rét đậm, rét hại gây chết một số giống nuôi làm chậm tiến độ cũng như chất lượng cải tạo ao đầm; môi trường nuôi thủy sản có xu hướng suy giảm do nước thải từ các khu công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nước sinh hoạt ở các khu dân cư...
Song, với sự nỗ lực của ngành Nông nghiệp và nông, ngư dân nên kết quả nuôi trồng thủy sản giành thắng lợi khá toàn diện.
Tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 15.119 ha, tăng 4,8%, sản lượng đạt 114.364 tấn, tăng 13,3%, giá trị sản xuất đạt 723,227 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 11,17% so với năm 2012. Năm 2014, để nuôi trồng thủy sản góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, hiện nay các địa phương và nông, ngư dân đang tập trung chuẩn bị các điều kiện thả giống thủy sản vụ mới.
Những năm qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản luôn đạt được những kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng năm sau đều cao hơn năm trước trên cả 3 lĩnh vực nuôi là nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Năm 2013, giá trị nuôi thủy sản nước mặn tăng 20,09%, nước lợ tăng 4,29%, nước ngọt tăng 3,49% so với năm 2012.
Ðạt được kết quả trên, ngay từ đầu vụ nuôi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn, chỉ đạo việc kiểm tra, đôn đốc cải tạo ao đầm, nạo vét tu sửa hệ thống kênh cấp, tiêu nước ở các vùng chuyển đổi tập trung.
Việc phòng, chống dịch bệnh đã được các đơn vị chuyên môn phối hợp với chính quyền, HTX vùng nuôi có động vật thủy sản bị bệnh để xác định nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xử lý, do đó chỉ trong thời gian ngắn đã khống chế được dịch bệnh.
Ðồng thời khuyến cáo, hướng dẫn hộ nuôi thủy sản xử lý môi trường, tiếp tục thả giống, hạn chế được tối đa diện tích nuôi bị bỏ trống. Ngoài ra, Chi cục Nuôi trồng thủy sản còn phối hợp với các phòng, hội, đoàn thể ở các địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng, trị bệnh thủy sản được 59 lớp cho 2.400 lượt nông, ngư dân. Các lớp tập huấn đã cải tiến, bổ sung vào những nội dung cần thiết, phù hợp với trình độ tiếp thu và nhu cầu học tập của nông, ngư dân.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp đã xây dựng 16 mô hình khuyến ngư như 2 mô hình nuôi cá rô đầu vuông, 1 mô hình nuôi thâm canh cá vược... Các mô hình đều đạt kết quả khá, được các đơn vị xây dựng mô hình tổ chức hội thảo khuyến cáo cho hộ nuôi trồng thủy sản tham quan, áp dụng và nhân ra diện rộng trong thời gian tới.
Cùng với các biện pháp trên, việc sản xuất, kinh doanh giống thủy sản cũng góp phần không nhỏ vào kết quả lĩnh vực thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 12 cơ sở sản xuất giống thủy sản, trong đó có 5 cơ sở sản xuất giống nước mặn, lợ được 2,3 tỷ con ngao bột, 7 cơ sở sản xuất giống nước ngọt được 657 triệu cá các loại, đáp ứng được nhu cầu giống trong tỉnh.
Năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản phấn đấu thực hiện là 15.206 ha, sản lượng 132.150 tấn, giá trị sản xuất đạt 814,3 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 12,6% so với năm 2013.
Theo đó, các địa phương cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, tiếp thu công nghệ tiên tiến sinh sản ngao để sản xuất ngao giống nhằm giảm dần sự phụ thuộc nguồn giống nhập từ các tỉnh phía Nam, phấn đấu sản xuất được 5 tỷ con ngao bột. Ðồng thời tập trung làm tốt công tác cải tạo ao, đầm, bãi triều, phòng chống dịch bệnh thủy sản ngay từ đầu vụ.
Căn cứ vào lịch thủy triều để lựa chọn thời điểm lấy nước vào đầm phù hợp, bảo đảm độ mặn trên 18 phần ngàn, không có sứa, ít bị ảnh hưởng của nguồn nước thải từ các cửa sông đổ ra. Thời vụ thả giống nuôi nước lợ tập trung từ ngày 15/4 đến ngày 25/4.
Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, nông, ngư dân nên phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh trong vùng tập trung để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc.
Ðối với nuôi thủy sản nước ngọt ở các vùng chuyển đổi tập trung tiếp tục chuyển mạnh sang nuôi đối tượng có giá trị kinh tế cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các ao, hồ, môi trường nuôi truyền thống, các hộ dân nên nuôi theo hình thức thâm canh, đồng thời mở rộng, phát triển nuôi ếch, ba ba, lươn... Các hộ nông, ngư dân khi thả giống thủy sản cần sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Cùng với những kết quả đạt được trong nuôi trồng thủy sản, hiện nay lĩnh vực này cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như công tác thanh, kiểm tra giống còn bất cập, hệ thống thủy lợi nội vùng ít được quan tâm đầu tư cải tạo, nạo vét, môi trường nuôi đang suy giảm...
Vì vậy, các hộ nông, ngư dân cần chủ động khắc phục mọi khó khăn, thực hiện đúng theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp về cải tạo ao, đầm, bãi triều, đối tượng nuôi, con giống để nuôi trồng thủy sản tạo thêm dấu ấn mới trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.

Dịp niên vụ cà phê 2011-2012 vừa kết thúc, chúng tôi tới thăm một số nông trường thuộc Cty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An. Vui, vì đi tới đâu cũng thấy nông trường viên hồ hởi, bởi đây là vụ cà phê được mùa, được giá nhất từ trước tới nay.

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ khoảng 10.000 tỷ đồng để thu mua hết cá tra nguyên liệu của nông dân, trong đó 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có nhà máy chế biến nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân và cứu người nuôi cá.