Mô hình trồng măng tây xanh cho hiệu quả kinh tế cao
Đứng trước gần 2 ha măng tây, nghe chị Điệu say sưa nói về cây măng tây, hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này, chúng tôi không khỏi thán phục trước tư duy, “trình độ làm nông nghiệp” của người phụ nữ tuổi ngoài ngũ tuần này.
Sinh năm 1961, sau nhiều năm lăn lộn kiếm tiền bằng đủ các nghề nhưng vẫn khó khăn nên đến tháng 9/2013 chị Điệu quyết định quay về làm nông nghiệp. Quyết định được đưa ra nhanh chóng, thế nhưng khi bước vào chị mới thấy nó gian nan và khó khăn cũng không kém những nghề trước đây của chị.
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: trồng cây gì, nuôi con gì, chăm sóc, thu hoạch ra sao, hiệu quả kinh tế như thế nào... Lúc đầu chị cũng “lung lay” lắm, nhưng nhờ bản lĩnh có được của nhiều năm buôn bán, kinh doanh chị đã nhanh chóng vạch ra được hướng đi cho mình.
Sau nhiều ngày nghiên cứu, tham quan học hỏi các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả trên địa bàn thành phố và được sự tư vấn, giúp đỡ của Ban quản trị Hợp tác xã Phú Thái, chị Điệu đã quyết định chọn và đưa cây măng tây xanh vào sản xuất trên diện tích đất bãi của gia đình mình.
Chị Điệu chia sẻ, thời gian đầu triển khai chị cũng gặp phải những khó khăn nhất định như mua giống với giá cao (15.500 đồng/cây giống) nhưng vẫn chưa được giống “chuẩn”, thời tiết không ủng hộ, kỹ thuật trồng và chăm sóc còn hạn chế nên cây hay bị mắc các bệnh như là khô vằn, nấm… làm cây bị héo, nhũn đầu măng, thậm chí làm chết cây. Bởi vì các lí do trên nên thời gian đầu gần như chị không có lợi nhuận. Tuy nhiên, qua thực tế canh tác chị cũng tự rút ra được những kinh nghiệm chăm sóc măng cho riêng mình, bên cạnh đó lại được sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn, của Ban quản trị Hợp tác xã nên chỉ sau 8 tháng mô hình măng tây xanh của chị đã cho những đồng lợi nhuận đầu tiên.
Chị Điệu cũng chia sẻ thêm, giờ chị đã tìm được nguồn mua giống măng tây “chuẩn”, nắm vững quy trình trồng-chăm sóc-thu hoạch măng nên hiệu quả của mô hình ngày càng được nâng cao. Hiện tại mỗi ngày chị thu hoạch được từ 12 - 15kg măng, giá bán bình quân từ 70.000 - 100.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí sản xuất mỗi ngày chị còn “bỏ túi” được khoảng 500.000 - 600.000 đồng. Trước thắc mắc của chúng tôi là tại sao với diện tích gần 2 ha mà mỗi ngày chỉ thu hoạch được có 12 - 15kg măng, chị Điệu cho biết: Không phải thời điểm nào măng tây cũng cho thu hoạch cao, thậm chí các tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau) cây măng không cho thu hoạch. Cây măng chỉ cho sản lượng cao trong khoảng 4 - 5 tháng và ở khoảng thời gian này, mỗi ngày chị có thể thu hoạch được từ 60 - 70 kg măng, sau khi trừ chi phí, chị có lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng. Năm 2014, ước tính lợi nhuận chị thu về được vào khoảng 200 triệu đồng.
Năm 2015 chị Điệu dự định có thể sẽ thầu khoán thêm khoảng 0,5 ha đất bãi nữa để mở rộng diện tích trồng măng tây xanh, đồng thời sẽ tư vấn cho một số bà con trên địa bàn xã mạnh dạn đưa giống măng tây xanh này vào sản xuất. Chị Điệu cũng mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục được các đơn vị chuyên môn giúp đỡ về kỹ thuật, giúp chị xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cây măng tây xanh, tiến tới xây dựng nhãn hiệu và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm măng tây xanh của gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Khi cho đàn heo ăn xong, vợ chồng anh Vương đi rẫy hái ớt. Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau, vợ chồng anh về đến nhà thì tá hỏa đàn heo đang khỏe mạnh bỗng nhiên chết bất thường. Vốn liếng gia đình đầu tư vào đàn heo bị mất trắng.
Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.
Mấy tuần gần đây, trên địa bàn hai huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) xuất hiện nhiều nhóm người đến gạ gẫm đồng bào dân tộc Khmer đào cây thốt nốt để bán cho họ, sau đó vận chuyển cây ra Bắc rồi bán sang Trung Quốc.
Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.
Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.