Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Tôm Trồi Sụt, Nông Dân Bất An

Giá Tôm Trồi Sụt, Nông Dân Bất An
Ngày đăng: 29/08/2013

Giá tôm đang trồi sụt thất thường từ khi có thông tin Mỹ công bố mức thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam. Nông dân lo lắng giá sẽ giảm, doanh nghiệp (DN) thì đứng ngồi không yên trước nguy cơ giảm xuất khẩu sang thị trường này.

Lo lắng giá tôm giảm

Anh Lê Quang Tâm - một người nuôi tôm ở Bình Đại, Bến Tre cho biết, từ khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đánh thêm mức thuế chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam, giá tôm đã bắt đầu trồi sụt thất thường. “Đầu tháng 8, lúc mới có thông tin, giá tôm giảm 8.000 đồng/kg, sau đó lên lại 5.000 đồng/kg, rồi 2 ngày trước lại giảm 2.000 đồng/kg. Tôi thực sự lo lắng giá tôm sẽ còn giảm nữa khi Mỹ có quyết định cuối cùng về mức thuế này” - anh Tâm âu lo.

Chưa kịp gượng dậy sau những trận dịch bệnh năm 2011, 2012 làm tôm chết trắng ao, những nông dân nuôi tôm lại phải đối mặt với thuế chống trợ cấp từ Mỹ có nguy cơ làm giảm giá bán tôm, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình. Anh Quách Sìu - người nuôi tôm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bày tỏ sự bất mãn: “Hết thuế bán phá giá, giờ lại thêm thuế chống trợ cấp, trăm sự cuối cùng chỉ có nông dân gánh hết. Vì DN sẽ tìm cách hạ giá thu mua để bù đắp cho thuế. Chúng tôi thật không biết phải sống sao nữa”.

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Minh Phú - DN xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam cho rằng, phán quyết của DOC sẽ khiến các DN xuất khẩu tôm vào Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh giá thành tôm của Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực, nay thêm thuế thì sẽ rất khó cạnh tranh với tôm các nước, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia - 2 đối thủ chính có mức thuế chống trợ cấp trong đợt này bằng 0.

Đại diện người nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định này của DOC. Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho rằng, việc Mỹ áp cùng 2 thứ thuế bán phá giá và chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam là hết sức bất công, bởi giống như 1 cổ mà có tới 2 tròng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của 600.000 lao động (chủ yếu là dân nghèo) trong ngành sản xuất tôm Việt Nam.

Các nước cùng phản đối

DOC đã ra quyết định, hiện các nước đang chờ kết quả điều tra từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), dự kiến sẽ được đưa ra ngày 26.9.2013. VASEP cho biết đã chuẩn bị chứng cứ đầy đủ gửi cho ITC.

Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. VINAFIS cho rằng việc Hiệp hội Đánh bắt tôm biển Mỹ kiện đòi áp thuế chống trợ cấp của Chính phủ đối với sản phẩm tôm nuôi là hoàn toàn phi lý và không phù hợp với quy định của Hiệp định TBT của WTO.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - đại diện cho các DN xuất khẩu tôm Việt Nam, và Bộ Công Thương cũng đã lên tiếng hay ra thông cáo báo chí phản đối quyết định này của DOC. Không chỉ Việt Nam, các nước Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Malaysia cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và nêu quan điểm sẽ đấu tranh cho vụ kiện này đến cùng.

Ngay tại nước Mỹ, quyết định này cũng gặp phải làn sóng phản đối từ các DN Mỹ. Theo trang Seafoodsource.com, Tom Mazzetta - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Mazzetta - một trong những nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Mỹ đã chỉ ra rằng tôm nuôi nhập khẩu từ các nước châu Á và tôm khai thác từ nông dân nước Mỹ là 2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau nên không thể gây ảnh hưởng cho nhau. Và quyết định áp thuế của DOC là hoàn toàn vô lý.Giá tôm đang trồi sụt thất thường từ khi có thông tin Mỹ công bố mức thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam. Nông dân lo lắng giá sẽ giảm, doanh nghiệp (DN) thì đứng ngồi không yên trước nguy cơ giảm xuất khẩu sang thị trường này.

Lo lắng giá tôm giảm

Anh Lê Quang Tâm - một người nuôi tôm ở Bình Đại, Bến Tre cho biết, từ khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đánh thêm mức thuế chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam, giá tôm đã bắt đầu trồi sụt thất thường. “Đầu tháng 8, lúc mới có thông tin, giá tôm giảm 8.000 đồng/kg, sau đó lên lại 5.000 đồng/kg, rồi 2 ngày trước lại giảm 2.000 đồng/kg. Tôi thực sự lo lắng giá tôm sẽ còn giảm nữa khi Mỹ có quyết định cuối cùng về mức thuế này” - anh Tâm âu lo.

Chưa kịp gượng dậy sau những trận dịch bệnh năm 2011, 2012 làm tôm chết trắng ao, những nông dân nuôi tôm lại phải đối mặt với thuế chống trợ cấp từ Mỹ có nguy cơ làm giảm giá bán tôm, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình. Anh Quách Sìu - người nuôi tôm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bày tỏ sự bất mãn: “Hết thuế bán phá giá, giờ lại thêm thuế chống trợ cấp, trăm sự cuối cùng chỉ có nông dân gánh hết. Vì DN sẽ tìm cách hạ giá thu mua để bù đắp cho thuế. Chúng tôi thật không biết phải sống sao nữa”.

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Minh Phú - DN xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam cho rằng, phán quyết của DOC sẽ khiến các DN xuất khẩu tôm vào Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh giá thành tôm của Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực, nay thêm thuế thì sẽ rất khó cạnh tranh với tôm các nước, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia - 2 đối thủ chính có mức thuế chống trợ cấp trong đợt này bằng 0.

Đại diện người nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định này của DOC. Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho rằng, việc Mỹ áp cùng 2 thứ thuế bán phá giá và chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam là hết sức bất công, bởi giống như 1 cổ mà có tới 2 tròng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của 600.000 lao động (chủ yếu là dân nghèo) trong ngành sản xuất tôm Việt Nam.

Các nước cùng phản đối

DOC đã ra quyết định, hiện các nước đang chờ kết quả điều tra từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), dự kiến sẽ được đưa ra ngày 26.9.2013. VASEP cho biết đã chuẩn bị chứng cứ đầy đủ gửi cho ITC.

Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. VINAFIS cho rằng việc Hiệp hội Đánh bắt tôm biển Mỹ kiện đòi áp thuế chống trợ cấp của Chính phủ đối với sản phẩm tôm nuôi là hoàn toàn phi lý và không phù hợp với quy định của Hiệp định TBT của WTO.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - đại diện cho các DN xuất khẩu tôm Việt Nam, và Bộ Công Thương cũng đã lên tiếng hay ra thông cáo báo chí phản đối quyết định này của DOC. Không chỉ Việt Nam, các nước Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Malaysia cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và nêu quan điểm sẽ đấu tranh cho vụ kiện này đến cùng.

Ngay tại nước Mỹ, quyết định này cũng gặp phải làn sóng phản đối từ các DN Mỹ. Theo trang Seafoodsource.com, Tom Mazzetta - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Mazzetta - một trong những nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Mỹ đã chỉ ra rằng tôm nuôi nhập khẩu từ các nước châu Á và tôm khai thác từ nông dân nước Mỹ là 2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau nên không thể gây ảnh hưởng cho nhau. Và quyết định áp thuế của DOC là hoàn toàn vô lý.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao hiệu quả mô hình tôm - lúa trước tác động biến đổi khí hậu Nâng cao hiệu quả mô hình tôm - lúa trước tác động biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” do có thể trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô

31/10/2016
Gạo vuông tôm và cơ hội đến thị trường Gạo vuông tôm và cơ hội đến thị trường

Gạo vuông tôm - tức là gạo được xát từ lúa trồng xen canh, luân canh trên vuông tôm - có tiềm năng được khách hàng đón nhận trong xu hướng tiêu dùng hướng đến

31/10/2016
Tỷ phú chữ làm giàu bằng rau sạch Tỷ phú chữ làm giàu bằng rau sạch

Bỏ ngang nghề viết lách cho một tạp chí kinh tế, về quê anh thuê đất trồng rau sạch, mỗi tháng bỏ túi từ 20-30 triệu đồng.

31/10/2016
Từ người làm thuê trở thành chủ trang trại nấm tiền tỷ Từ người làm thuê trở thành chủ trang trại nấm tiền tỷ

Từ gia cảnh khó khăn, phải đi làm thuê mưu sinh, ông Thạch ở Thanh Hóa đã vươn lên bằng nghề trồng nấm. Trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

01/11/2016
Liều trồng bưởi, lãi trăm triệu Liều trồng bưởi, lãi trăm triệu

Mạnh dạn chặt bỏ vườn nhãn cằn cỗi, kém hiệu quả, ông Đào Văn Minh, ở ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành (Bến Tre) chuyển sang trồng bưởi da xanh

02/11/2016