Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Tôm Trồi Sụt, Nông Dân Bất An

Giá Tôm Trồi Sụt, Nông Dân Bất An
Publish date: Thursday. August 29th, 2013

Giá tôm đang trồi sụt thất thường từ khi có thông tin Mỹ công bố mức thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam. Nông dân lo lắng giá sẽ giảm, doanh nghiệp (DN) thì đứng ngồi không yên trước nguy cơ giảm xuất khẩu sang thị trường này.

Lo lắng giá tôm giảm

Anh Lê Quang Tâm - một người nuôi tôm ở Bình Đại, Bến Tre cho biết, từ khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đánh thêm mức thuế chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam, giá tôm đã bắt đầu trồi sụt thất thường. “Đầu tháng 8, lúc mới có thông tin, giá tôm giảm 8.000 đồng/kg, sau đó lên lại 5.000 đồng/kg, rồi 2 ngày trước lại giảm 2.000 đồng/kg. Tôi thực sự lo lắng giá tôm sẽ còn giảm nữa khi Mỹ có quyết định cuối cùng về mức thuế này” - anh Tâm âu lo.

Chưa kịp gượng dậy sau những trận dịch bệnh năm 2011, 2012 làm tôm chết trắng ao, những nông dân nuôi tôm lại phải đối mặt với thuế chống trợ cấp từ Mỹ có nguy cơ làm giảm giá bán tôm, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình. Anh Quách Sìu - người nuôi tôm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bày tỏ sự bất mãn: “Hết thuế bán phá giá, giờ lại thêm thuế chống trợ cấp, trăm sự cuối cùng chỉ có nông dân gánh hết. Vì DN sẽ tìm cách hạ giá thu mua để bù đắp cho thuế. Chúng tôi thật không biết phải sống sao nữa”.

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Minh Phú - DN xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam cho rằng, phán quyết của DOC sẽ khiến các DN xuất khẩu tôm vào Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh giá thành tôm của Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực, nay thêm thuế thì sẽ rất khó cạnh tranh với tôm các nước, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia - 2 đối thủ chính có mức thuế chống trợ cấp trong đợt này bằng 0.

Đại diện người nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định này của DOC. Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho rằng, việc Mỹ áp cùng 2 thứ thuế bán phá giá và chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam là hết sức bất công, bởi giống như 1 cổ mà có tới 2 tròng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của 600.000 lao động (chủ yếu là dân nghèo) trong ngành sản xuất tôm Việt Nam.

Các nước cùng phản đối

DOC đã ra quyết định, hiện các nước đang chờ kết quả điều tra từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), dự kiến sẽ được đưa ra ngày 26.9.2013. VASEP cho biết đã chuẩn bị chứng cứ đầy đủ gửi cho ITC.

Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. VINAFIS cho rằng việc Hiệp hội Đánh bắt tôm biển Mỹ kiện đòi áp thuế chống trợ cấp của Chính phủ đối với sản phẩm tôm nuôi là hoàn toàn phi lý và không phù hợp với quy định của Hiệp định TBT của WTO.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - đại diện cho các DN xuất khẩu tôm Việt Nam, và Bộ Công Thương cũng đã lên tiếng hay ra thông cáo báo chí phản đối quyết định này của DOC. Không chỉ Việt Nam, các nước Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Malaysia cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và nêu quan điểm sẽ đấu tranh cho vụ kiện này đến cùng.

Ngay tại nước Mỹ, quyết định này cũng gặp phải làn sóng phản đối từ các DN Mỹ. Theo trang Seafoodsource.com, Tom Mazzetta - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Mazzetta - một trong những nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Mỹ đã chỉ ra rằng tôm nuôi nhập khẩu từ các nước châu Á và tôm khai thác từ nông dân nước Mỹ là 2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau nên không thể gây ảnh hưởng cho nhau. Và quyết định áp thuế của DOC là hoàn toàn vô lý.Giá tôm đang trồi sụt thất thường từ khi có thông tin Mỹ công bố mức thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam. Nông dân lo lắng giá sẽ giảm, doanh nghiệp (DN) thì đứng ngồi không yên trước nguy cơ giảm xuất khẩu sang thị trường này.

Lo lắng giá tôm giảm

Anh Lê Quang Tâm - một người nuôi tôm ở Bình Đại, Bến Tre cho biết, từ khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đánh thêm mức thuế chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam, giá tôm đã bắt đầu trồi sụt thất thường. “Đầu tháng 8, lúc mới có thông tin, giá tôm giảm 8.000 đồng/kg, sau đó lên lại 5.000 đồng/kg, rồi 2 ngày trước lại giảm 2.000 đồng/kg. Tôi thực sự lo lắng giá tôm sẽ còn giảm nữa khi Mỹ có quyết định cuối cùng về mức thuế này” - anh Tâm âu lo.

Chưa kịp gượng dậy sau những trận dịch bệnh năm 2011, 2012 làm tôm chết trắng ao, những nông dân nuôi tôm lại phải đối mặt với thuế chống trợ cấp từ Mỹ có nguy cơ làm giảm giá bán tôm, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình. Anh Quách Sìu - người nuôi tôm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bày tỏ sự bất mãn: “Hết thuế bán phá giá, giờ lại thêm thuế chống trợ cấp, trăm sự cuối cùng chỉ có nông dân gánh hết. Vì DN sẽ tìm cách hạ giá thu mua để bù đắp cho thuế. Chúng tôi thật không biết phải sống sao nữa”.

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Minh Phú - DN xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam cho rằng, phán quyết của DOC sẽ khiến các DN xuất khẩu tôm vào Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh giá thành tôm của Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực, nay thêm thuế thì sẽ rất khó cạnh tranh với tôm các nước, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia - 2 đối thủ chính có mức thuế chống trợ cấp trong đợt này bằng 0.

Đại diện người nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định này của DOC. Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho rằng, việc Mỹ áp cùng 2 thứ thuế bán phá giá và chống trợ cấp lên con tôm Việt Nam là hết sức bất công, bởi giống như 1 cổ mà có tới 2 tròng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của 600.000 lao động (chủ yếu là dân nghèo) trong ngành sản xuất tôm Việt Nam.

Các nước cùng phản đối

DOC đã ra quyết định, hiện các nước đang chờ kết quả điều tra từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), dự kiến sẽ được đưa ra ngày 26.9.2013. VASEP cho biết đã chuẩn bị chứng cứ đầy đủ gửi cho ITC.

Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) cũng đã lên tiếng phản đối quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. VINAFIS cho rằng việc Hiệp hội Đánh bắt tôm biển Mỹ kiện đòi áp thuế chống trợ cấp của Chính phủ đối với sản phẩm tôm nuôi là hoàn toàn phi lý và không phù hợp với quy định của Hiệp định TBT của WTO.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - đại diện cho các DN xuất khẩu tôm Việt Nam, và Bộ Công Thương cũng đã lên tiếng hay ra thông cáo báo chí phản đối quyết định này của DOC. Không chỉ Việt Nam, các nước Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Malaysia cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và nêu quan điểm sẽ đấu tranh cho vụ kiện này đến cùng.

Ngay tại nước Mỹ, quyết định này cũng gặp phải làn sóng phản đối từ các DN Mỹ. Theo trang Seafoodsource.com, Tom Mazzetta - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Mazzetta - một trong những nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Mỹ đã chỉ ra rằng tôm nuôi nhập khẩu từ các nước châu Á và tôm khai thác từ nông dân nước Mỹ là 2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau nên không thể gây ảnh hưởng cho nhau. Và quyết định áp thuế của DOC là hoàn toàn vô lý.


Related news

Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

Friday. August 22nd, 2014
Trên 20 Ha Lúa Mùa Nhiễm Bệnh Rầy Nâu Trên 20 Ha Lúa Mùa Nhiễm Bệnh Rầy Nâu

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.

Friday. August 22nd, 2014
Phụ Nữ Thôn An Hiệp Giúp Nhau Làm Kinh Tế Phụ Nữ Thôn An Hiệp Giúp Nhau Làm Kinh Tế

Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.

Friday. August 22nd, 2014
Triển Khai Nghị Định 67 Về Phát Triển Thủy Sản Triển Khai Nghị Định 67 Về Phát Triển Thủy Sản

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8 tới.

Friday. August 22nd, 2014
Từ 25-8, Ngân Hàng Được Cấp Bù Lãi Suất Cho Vay Phát Triển Thủy Sản Từ 25-8, Ngân Hàng Được Cấp Bù Lãi Suất Cho Vay Phát Triển Thủy Sản

Ngày 22-8, Bộ Tài chính cho biết, Thứ trưởng Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Friday. August 22nd, 2014