Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Mạnh, Nhiều Đại Gia Trúng Đậm

Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10.000 đồng/kg và dự báo còn tăng tiếp.
Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10.000 đồng/kg, từ 87.000 đồng lên 97.000 đồng/kg loại 100 con/kg tại ao. Dự báo xu hướng giá tôm thẻ chân trắng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do sản lượng tôm năm nay của Thái Lan không đạt như kỳ vọng, trong khi nhu cầu thị trường mỗi ngày một tăng.
Vụ tôm năm nay ở các tỉnh ĐBSCL thả từ tháng 3, dự kiến hoạch kết thúc vào tháng 7 tới đây. Theo khảo sát, một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Bến Tre tôm bị dịch bệnh, giảm sản lượng.
Giá tôm tăng cao không chỉ khiến người nuôi mà ngay cả các đại gia như Hùng Vương, Minh Phú…trúng đậm. Riêng đối với Hùng Vương, trong đại hội cổ đông hồi cuối tháng 5 mới đây, đại gia này thông báo vụ tôm năm nay đã liên kết với công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản bến tre (Faquimex) để đầu tư 50% vốn nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 120 ha mặt nước.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Hùng Vương khẳng định đến thời điểm này tỷ lệ thành công đạt trên 95% với sản lượng bình quân 15 tấn/ha. Trong tháng 5 và tháng 6 này, Hùng Vương áp dụng thu tỉa thí điểm nhằm nâng tỷ lệ size tôm thẻ lên 30-40 con/kg như tôm sú. Nếu mô hình này thành công thì 1ha nuôi tôm thẻ có thể đạt năng suất 20 tấn trong thời gian nuôi có bốn tháng rưỡi, tăng gấp 3 sản lượng và giá trị tăng gấp đôi so với nuôi bên ngoài.
Trong đợt thu tỉa vừa qua, Hùng Vương thu hoạch hơn 400 tấn tôm, dự kiến cả vụ tôm năm nay đại gia này thu hoạch 1.800 tấn tôm nguyên liệu, lợi nhuận trên 100 tỷ đồng từ nuôi trồng.
Hiện Hùng Vương đang có cổ phần liên kết tại ba công ty nuôi trồng và chế biến xuất khẩu tôm ở ĐBSCL gồm Faquimex, Tắc Vân và Fimex. Năm 2014, doanh số xuất khẩu dự kiến đạt trên 200 triệu USD. Ông Minh tiết lộ kế hoạch năm 2015 sẽ nâng cổ phần sở hữu ở ba công ty này lên trên 51%, đồng thời nâng doanh số xuất khẩu tôm từ 200 triệu lên 300 triệu USD nhằm thực hiện kế hoạch đạt 20.000 tỷ đồng trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-6, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh chổi rồng trên nhãn diễn biến rất phức tạp.

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua

Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn hiện nay rất lớn. Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn chính sách chiến lược thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - ISARD, chẳng hạn như ở thị trường Hà Nội, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của riêng khu vực nội thành đã lên tới 1.500 tấn/ngày. Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... lượng rau xanh cũng không đủ tiêu dùng.

Về xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Trần Văn Tám. Sinh ra trong một gia đình nghèo nên anh Tám luôn khao khát có cuộc sống khấm khá để "bằng bạn bè". Năm 1988 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Cam-pu-chia trở về, anh lập gia ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, gia đình cho anh 1,2 ha đất ở ấp 3, xã Tân Lập I, huyện Tân Phước.

Sau khi thực hiện thành công đề tài khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)”, nhóm tác giả do Thạc sĩ Nguyễn Địch Thanh (Khoa Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm đang hoàn thành quy trình sản xuất giống và tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân