Giá Tôm Sú Tăng Cao Nhất Trong 4 Năm Qua Ở Bạc Liêu

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.
Theo người nuôi tôm, giá tôm sú tăng mạnh là do nguồn nguyên liệu trên thị trường khan hiếm, tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp mới bước vào đầu vụ, còn tôm nuôi quảng canh lại mất mùa.
Bên cạnh đó, nhu cầu tôm cho xuất khẩu chưa mạnh, thị trường đang nghiêng về tiêu thụ nội địa nên nhu cầu thu mua tôm sú sống (tôm sú chạy ôxy) rất lớn và giá lại cao hơn tôm sú ướp lạnh khoảng 100.000 đồng/kg. Bán tôm sú sống người nuôi có lãi rất cao nhưng chỉ chủ yếu là tôm nuôi theo hình thức công nghiệp; tôm nuôi theo hình thức quảng canh khó bán hơn vì đường giao thông đến các khu nuôi chưa thuận tiên nên thương lái không thể đưa phương tiện, đồ chuyên dùng đến tận hộ thu mua.
Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm hơn 125.000 ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp hơn 10.000 ha. Gần đây thời tiết khắc nghiệt, bệnh dịch trên tôm chưa được khống chế nên tại nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp người dân chưa dám thả nuôi đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.

Lâu nay các loại cây chủ lực ở Tân Cư vẫn tập trung vào cây quế và cây mỡ, đây là loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của vùng. Chính vì vậy hàng năm mặc dù Nhà nước có triển khai cho dân đăng ký trồng mỡ và keo nhưng hầu như các hộ dân chỉ tập trung trồng cây mỡ và quế, còn cây keo thì không phù hợp.

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.