Giá Tôm Sú Tăng Cao Nhất Trong 4 Năm Qua Ở Bạc Liêu

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.
Theo người nuôi tôm, giá tôm sú tăng mạnh là do nguồn nguyên liệu trên thị trường khan hiếm, tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp mới bước vào đầu vụ, còn tôm nuôi quảng canh lại mất mùa.
Bên cạnh đó, nhu cầu tôm cho xuất khẩu chưa mạnh, thị trường đang nghiêng về tiêu thụ nội địa nên nhu cầu thu mua tôm sú sống (tôm sú chạy ôxy) rất lớn và giá lại cao hơn tôm sú ướp lạnh khoảng 100.000 đồng/kg. Bán tôm sú sống người nuôi có lãi rất cao nhưng chỉ chủ yếu là tôm nuôi theo hình thức công nghiệp; tôm nuôi theo hình thức quảng canh khó bán hơn vì đường giao thông đến các khu nuôi chưa thuận tiên nên thương lái không thể đưa phương tiện, đồ chuyên dùng đến tận hộ thu mua.
Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm hơn 125.000 ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp hơn 10.000 ha. Gần đây thời tiết khắc nghiệt, bệnh dịch trên tôm chưa được khống chế nên tại nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp người dân chưa dám thả nuôi đại trà.
Related news

FIPRONIL là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, được sử dụng để trừ kiến, bọ cánh cứng, gián, bọ chét, ve, mối, dế, bọ trĩ, sâu rễ, mọt và một số côn trùng khác. Vì đặc tính này nên nông dân thường gọi hoạt chất này là thuốc diệt kiến. Hoạt chất này không được sử dụng trên cây chè (chỉ sử dụng trên cà phê và lúa).

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ và cấp Bằng bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trong nước, sản phẩm chè Shan Tuyết - Mộc Châu đã dần nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không đăng ký CDĐL nước ngoài thì sản phẩm này khó giữ được thương hiệu truyền thống.

Các hộ nông dân ở xã Hòa Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ dưa hấu, ước tính năng suất đạt được từ 3 - 3,2 tấn/1.000m2.

Tính đến thời điểm này, mùa vải năm 2015 tại Bắc Giang cơ bản đã kết thúc với những kết quả khả quan cả về tiêu thụ, giá cả lẫn thị trường mới.

Chị Trần Thị Trúc Mai (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang) đang thu hoạch vườn thanh long ruột đỏ. Với 300 trụ, cách 2 tuần, chị thu được từ 100 – 300kg thanh long, bán cho bạn hàng tại chợ Ba Chúc và Tri Tôn từ 15.000 – 20.000 đồng/kg.