Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Krông Nô (Đắk Nông) Tập Trung Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò

Krông Nô (Đắk Nông) Tập Trung Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò
Ngày đăng: 21/10/2014

Là địa phương có lợi thế về mặt đất đai, nguồn lao động, thời gian qua, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tập trung triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi nâng cao chất lượng đàn bò, phát triển kinh tế một cách có hiệu quả.

Theo đó, các ngành chuyên môn đã đầu tư bò đực giống lai Brahmand, lai Sin để cải tạo đàn bò thịt; đồng thời, quy hoạch lại đồng cỏ, bãi chăn thả bò và vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi bò; dự trữ, chế biến cỏ, rơm rạ, bổ sung thức ăn tinh để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò lai v.v…

Bằng các biện pháp trên, đến nay, toàn huyện đã phát triển được đàn bò gần 3000 con, với tỷ lệ bò lai đạt trên 50%; trong đó, có 1.774 con bò cái sinh sản. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, trong số 890 bê sinh ra trên địa bàn huyện thì đã có tới 400 bê lai.

Qua đánh giá, việc cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của địa phương, mang lại hiệu quả sản xuất do tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Tại các vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, không trồng được những loại cây có hiệu quả kinh tế cao thì có thể chuyển sang trồng cỏ nuôi bò để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Thông qua việc phát triển đàn bò giống, bò lai Sin, bò Brahman để xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Riêng đối với nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì chăn nuôi bò được xem là biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, tận dụng được công lao động, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu của huyện đặt ra là phấn đấu đến cuối năm 2015, phát triển được đàn bò có quy mô 4.600 con, với tỷ lệ bò lai đạt từ 85% - 95%; đảm bảo toàn bộ số bò cái nền được phối giống bằng bò đực giống có nguồn gốc rõ ràng, tỷ lệ máu lai cao.

Với việc hình thành được hệ thống cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật từ huyện đến cơ sở cũng như các hộ chăn nuôi bò đều nắm vững được các kỹ thuật cơ bản là cơ sở để huyện có thể đạt được mục tiêu, kế hoạch đặt ra, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân.


Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Hùng Ấp An Tấn, Xã An Lạc Tây, Huyện Kế Sách Làm Giàu Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai Ông Trần Văn Hùng Ấp An Tấn, Xã An Lạc Tây, Huyện Kế Sách Làm Giàu Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai

Từ UBND xã An lạc Tây (Kế Sách - Sóc Trăng) ngồi phà, chúng tôi đặt chân lên vùng đất nằm giữa sông Hậu có cái tên Cồn Cò (thuộc ấp An Tấn, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách). Tại đây, ngoại trừ con đường đi được lót bằng dal thì hầu hết những phần đất trống đều được người dân trồng nhãn.

06/08/2014
Phấn Đấu Xây Dựng Các Hợp Tác Xã, Tổ Hợp Tác Hoạt Động Có Hiệu Quả Phấn Đấu Xây Dựng Các Hợp Tác Xã, Tổ Hợp Tác Hoạt Động Có Hiệu Quả

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tháp Mười có 31 hợp tác xã (HTX), trong đó có đến 30 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải thủy bộ với tổng số 905 thành viên, vốn điều lệ trên 23 tỷ đồng; bình quân lợi nhuận hàng năm dao động từ 90 - 125 triệu đồng/năm.

28/07/2014
Nuôi Tôm Nước Lợ Chưa Căn Cơ Nuôi Tôm Nước Lợ Chưa Căn Cơ

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn tăng mạnh và có thể đạt 3 tỷ USD vào cuối năm 2014 nếu như dịch bệnh được kiểm soát và thị trường thuận lợi. Nhưng mặt hàng chiến lược số 1 của thủy sản này cũng có không ít điều để nói.

06/08/2014
Phát Triển Sinh Vật Cảnh Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Phát Triển Sinh Vật Cảnh Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Sinh vật cảnh hiện nay không chỉ là thú chơi tao nhã chỉ dành cho giới thượng lưu mà đã nhân rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Ở Đồng Tháp, loại hình nghệ thuật này hiện đang phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của những người yêu nghệ thuật.

28/07/2014
Cây Trồng Chủ Lựcở Khánh Sơn (Khánh Hòa) Nhiễm Sâu Bệnh Cây Trồng Chủ Lựcở Khánh Sơn (Khánh Hòa) Nhiễm Sâu Bệnh

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

06/08/2014