Giá Tôm Nguyên Liệu Có Chiều Hướng Tăng Trở Lại
Một tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau là thời gian gần đây giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng có chiều hướng tăng trở lại sau khoảng thời gian dài rớt giá, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm.
Hiện tại, tôm nguyên liệu tại thị trường Cà Mau được các doanh nghiệp thu mua với mức giá như sau: tôm sú loại 20 con/kg giá 270 ngàn đồng; 30 con/kg giá 225 ngàn đồng và 40 con/kg giá 205 ngàn đồng. Tôm thẻ chân trắng loại 50, 60, 70, 80, 90, 100 con/kg lần lượt có mức giá là 118, 116, 113, 109, 103 và 100 ngàn đồng.
Mức giá trên thay đổi từng ngày và còn tùy thuộc vào tính cạnh tranh của thương lái, doanh nghiệp trong việc thu mua. Như vậy, so với thời điểm cách đây 1 tháng, giá tôm thẻ chân trắng các loại đã tăng bình quân từ 5 đến 15 ngàn đồng/kg, riêng tôm sú mức tăng không đáng kể.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thời điểm hiện tại nạn tôm chết vẫn còn xảy ra, làm giảm năng xuất và hạn chế nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy thủy sản trên địa bàn, do vậy khả năng giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Tuy nhiên, ngành chuyên môn cũng khuyến cáo người nuôi tôm không nên chạy theo lợi nhuận, do giá tôm tăng mà ồ ạt thả nuôi không theo quy hoạch, không tuân thủ lịch thời vụ. Người nuôi tôm cần chú trọng yếu tố thời tiết, môi trường, lựa chọn con giống tốt, đồng thời xử lý triệt để mầm bệnh trong ao nuôi trước khi thả tôm nhằm hạn chế thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm
Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.
Năm 2014, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên gia súc nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.
Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.