Trang chủ / Thống kê / Thống kê thủy sản

Giá tôm Mỹ chạm đáy ba năm, mối nguy lớn đối với sản lượng

Giá tôm Mỹ chạm đáy ba năm, mối nguy lớn đối với sản lượng
Tác giả: Đức Quỳnh
Ngày đăng: 22/12/2018

Hiện tại, vẫn chưa có mối nguy về bệnh dịch nào khiến sản lượng tôm ở Mỹ giảm, mặc dù tại Thái Lan và Trung Quốc được dự báo sản lượng năm nay sẽ thấp hơn năm 2017 còn tại Ấn Độ sẽ đi ngang. Rủi ro chính vẫn đến từ giá tôm quá thấp có thể khiến nông dân không còn hứng thú trong đợt thả giống mới.

Giá tôm thấp: Mối nguy đối với sản lượng

Theo Undercurrentnews, biểu đồ giá tôm tại Mỹ của Urner Barry (UB) trong tuần thứ ba của tháng 11 có xu hướng giảm. Chỉ số giá tôm nuôi của Mỹ đang ở mức thấp nhất trong ba năm qua.

Việc nguồn cung quá lớn chính là nguyên nhân gây áp lực lên giá tôm. Tại Hội nghị Triển vọng toàn cầu cho các Lãnh đạo Nuôi trồng thuỷ sản (GOAL), các chuyên gia đưa ra dự báo sản lượng tôm toàn cầu tăng ít nhất 6 - 7%/năm.

Tuy nhiên, hiện tại giá tôm đang trong xu hướng giảm xuống đáy nhiều năm và điều này tác động tiêu cực đến tâm lí của ngừoi nông dân.

Trong khi đó, lượng tôm nhập khẩu của Mỹ có xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể, tôm nhập khẩu của nước này năm 2016 tăng 5%, năm 2017 là 8% và năm 2018 là 4%.

Hơn thế nữa, năm 2018 hứa hẹn ghi nhận lượng tôm nhập khẩu đạt kỉ lục mặc dù số liệu tiêu thụ tôm tính trung bình đầu người của Mỹ năm 2017 vẫn chưa được công bố.

Theo ước tính của các chuyên gia, lượng tiêu thụ tôm của Mỹ năm 2017 sẽ tăng nhẹ 0,5 pound lên 4,5 pound/người năm 2017.

Giá tôm Mỹ chạm đáy 3 năm: Mối nguy lớn đối với sản lượng

Đối với các loại tôm cỡ nhỏ, các nhà mua đang đưa ra mức giá thấp hơn so với giá họ đưa ra hồi tháng tháng 7 do nguồn cung lớn. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ yêu cầu kéo dài hợp đồng bán hàng để giữ mức giá thấp như hiện tại.

Đây là dấu hiệu cho thấy, những đơn vị tiêu thụ tôm lớn như nhà hàng và các kênh bán lẻ coi đây là cơ hội mua vào với giá đáy.

Cuối cùng, việc giá giảm xuống thấp cành khiến các nhà bán lẻ Mỹ tăng cường việc quảng cáo tôm. Quảng cáo bán tôm trong tháng 9 năm nay đã tăng 13% so với năm trước đó trong khi giá giảm 3,28%.

Hiện tại, vẫn chưa có mối nguy về bệnh dịch nào khiến sản lượng tôm ở Mỹ giảm, mặc dù tại Thái Lan và Trung Quốc được dự báo sản lượng năm nay sẽ thấp hơn năm 2017 còn tại Ấn Độ sẽ đi ngang. Rủi ro chính vẫn đến từ giá tôm quá thấp có thể khiến nông dân không còn hứng thú trong đợt thả giống mới.

Đây chính là vòng quy luật giá tôm. Sau nhiều năm sản lượng tăng nhanh chóng, giá bán buôn giảm mạnh do đó nông dân sẽ ngừng việc mở rộng sản xuất.

Mức giá hiện tại cho thấy các dấu hiệu của đáy chu kỳ. Nguồn cung dồi dào ở các thị trường Mỹ, Trung Quốc và EU cho thấy giá sẽ không tăng trừ một số cỡ đặc biệt có thể trong tình trạng nguồn cung thấp như cỡ 16 - 20 con/kg.

Giá tôm giảm thúc đẩy các nhà nhập khẩu Mỹ liên kết với nhau

Tại Hội nghị GOAL, Giám đốc điều hành Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu và một số giám đốc điều hành đại diện cho các nhà nhập khẩu tôm cùng các chuyên gia ngành tôm đã thảo luận về sự hình thành của một hội đồng tiếp thị tôm.

Đơn vị được đề xuất này sẽ có cấu trúc tương tự với Hội đồng Tiếp thị bơ Haas, sẽ bao gồm đánh giá bắt buộc đối với tất cả tôm nhập khẩu, sau đó có thể sử dụng để thu thập và dự báo dữ liệu cũng như tiếp thị.

Một lựa chọn khác được thảo luận tại GOAL liên quan đến một tổ chức tiếp thị tôm toàn quốc tự nguyện, cũng có thể thu thập dữ liệu và kinh phí từ ngành công nghiệp để tiếp thị.


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2016, theo khối lượng Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2016, theo khối lượng

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2016, theo khối lượng

19/12/2018
Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2017, theo giá trị Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2017, theo giá trị

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2017, theo giá trị

21/12/2018
Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2017, theo khối lượng Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2017, theo khối lượng

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Nhật Bản, T1-T9/2017, theo khối lượng

21/12/2018