Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá tiêu tăng, nông dân lo mất trộm

Giá tiêu tăng, nông dân lo mất trộm
Publish date: Saturday. August 8th, 2015

Thời điểm này, người dân trên địa bàn huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đang ồ ạt mở rộng diên tích cây hồ tiêu. Nhu cầu mua dây tiêu giống vì thế cũng trở nên “nóng”. Nếu như cùng thời điểm này năm ngoái, giá tiêu giống chỉ 20.000-25.000 đồng/dây thì năm nay đã tăng vọt từ 35.000-40.000 đồng/dây (tiêu ác). Mỗi trụ tiêu trồng tối thiểu phải 2 dây, như vậy 1ha hồ tiêu phải cần đến cả trăm triệu đồng tiền giống. Đây chính là lý do khiến nạn trộm cắp dây tiêu bùng phát. Công an huyện Đăk Đoa cho biết họ liên tiếp nhận được đơn trình báo về việc các vườn tiêu của người dân bị kẻ gian đột nhập, nhổ và cắt trộm dây...

Ngày 12.7, Công an huyện này lại tiếp tục nhận được đơn trình báo của ông Võ Văn Hiệu (trú tại xã Nam Yang) về việc rẫy tiêu mới trồng 200 trụ của ông bị kẻ gian đột nhập nhổ đi 108 cây tiêu giống. Với những chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định số tiêu giống của ông Hiệu bị đối tượng Hồ Sỹ Vinh (SN 1950, trú cùng xã) nhổ trộm.

Biết không thể chối tội, 15 giờ 30 phút cùng ngày, đối tượng đã ra đầu thú và giao nộp toàn bộ số tiêu giống đã trộm… Tiếp đó, ngành chức năng huyện Đăk Đoa cũng đã xác minh, làm rõ Nguyễn Tiến Bình (SN 1991) trú tại làng Krái, xã Kon Gang,  đột nhập cắt trộm dây tiêu giống tại rẫy của ông Nguyễn Tấn, trú tại xã Nam Giang… Vào ngày 22.6, Bình đi ra rẫy tiêu của ông Tấn ở làng Krái, xã Kon Gang thấy không có người canh giữ nên đã cắt trộm 162 trụ tiêu mà gia đình ông trồng từ năm 2014, với số lượng gần 1.300 dây tiêu giống, ước tính giá trị tài sản bị thiệt hại của gia đình ông Tấn gần 60 triệu đồng. Sau đó, Bình mang về trồng tại rẫy nhà mình, nhưng đã bị  phát hiện…

Không chỉ Đăk Đoa, các địa phương khác trên địa bàn Gia Lai cũng đang diễn ra nạn trộm cắp dây tiêu khiến các chủ vườn mất ăn mất ngủ… Dù hồ tiêu trồng trong vườn nhà nhưng anh Võ Văn Thường ở xã Ia Yok (huyện Ia Grai) cũng bị kẻ gian đột nhập cắt trụi 16 trụ. Táo tợn hơn những trường hợp trên, kẻ gian còn ngồi ngay tại chỗ để cắt dây giống thành đoạn cho dễ vận chuyển… Trước tình trạng này, các chủ vườn đang trồng mới hoặc có vườn tiêu độ tuổi lấy giống đều phải làm lán trại, thắp điện sáng suốt đêm để canh giữ… 


Related news

Tự tìm tòi chế biến thức ăn, nuôi lợn khép kín, lãi 2 tỷ đồng/năm Tự tìm tòi chế biến thức ăn, nuôi lợn khép kín, lãi 2 tỷ đồng/năm

Tự chế biến thức ăn cho lợn từ bã bia, bã đậu nành với cám ngô, cá tạp, khô dầu lạc/đậu tương và chế phẩm sinh học, gia đình anh Hà thu được lãi thuần hơn 2 tỷ

Wednesday. January 2nd, 2019
Chuyển đất ruộng chuyên màu sang trang trại cây ăn quả, thu 500 triệu đồng/năm Chuyển đất ruộng chuyên màu sang trang trại cây ăn quả, thu 500 triệu đồng/năm

Trang trại này trước đây là những chân ruộng chuyên màu, canh tác không hiệu quả, sau khi được anh Hoàng thuê nhượng lại, đã trở thành vườn cây ăn quả trù phú.

Saturday. January 5th, 2019
Một trong những người đầu tiên nuôi cá hô thương phẩm thành công ở Vĩnh long Một trong những người đầu tiên nuôi cá hô thương phẩm thành công ở Vĩnh long

Cá hô là một loài cá nước ngọt, thuộc họ cá chép, tên khoa học là Catlocarpis Siamensis. Cá hô từng được gọi là vua của các loài cá nước ngọt

Monday. January 7th, 2019
Nông dân 9X làm giàu từ mô hình trồng cam đường canh bán Tết Nông dân 9X làm giàu từ mô hình trồng cam đường canh bán Tết

Anh Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1990 ở xóm 3 xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) là hộ đầu tiên mạnh dạn đưa cây cam đường canh vào trồng thử nghiệm.

Tuesday. January 22nd, 2019
Chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá chép giòn, thu 3 tỷ đồng/năm Chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá chép giòn, thu 3 tỷ đồng/năm

Mô hình nuôi cá chép giòn đặc sản phục vụ thực khách đã giúp ông Lê Văn Dũng ở ấp Phú Thạnh A, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thu về hơn 3 tỷ đồng

Saturday. February 16th, 2019