Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Doanh Nghiệp Hạ, Đại Lý Giữ, Nông Dân Gánh!

Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã quyết định giảm giá bán phẩm, sau nhiều lần giá xăng dầu lao dốc. Thế nhưng, các đại lý kinh doanh mặt hàng này vẫn quyết giữ giá bán, gây ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi.
Trao đổi với TBKTSG Online, đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cho biết tính đến cuối tháng 11-2014, họ đã điều chỉnh giảm giá bán sản phẩm khoảng 500-600 đồng/kg (tùy loại) so với hồi đầu năm.
Giải thích lý do giảm giá thức ăn chăn nuôi, vị này cho rằng do tác động của việc giá xăng dầu giảm mạnh thời gian gần đây. “Ngoài ra, giá nhập khẩu bắp, đậu nành giảm và được miễn thuế giá trị gia tăng (các sản phẩm trồng trọt trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi (kê cả nhập khẩu về để sản xuất thức ăn chăn nuôi) đều được miễn thuế giá trị gia tăng- PV) cũng là yếu tố thúc đẩy chúng tôi giảm giá bán xuống”, vị này cho biết.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng xác nhận giá thức ăn chăn nuôi hiện đã được các doanh nghiệp sản xuất điều chỉnh giảm so với hồi đầu năm.
Cụ thể, nếu thức ăn hỗn hợp cho gà thịt trong tháng 1-2014 có giá bán bình quân trong cả nước là 11.602 đồng/kg, thì đến hết tháng 11-2014 còn 11.140 đồng/kg, giảm 462 đồng/kg so với đầu năm; thức ăn hỗn hợp cho heo thịt cũng giảm từ mức bình quân là 10.489 đồng/kg xuống còn 9.916 đồng/kg.
Dù doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã điều chỉnh giảm giá bán, nhưng ghi nhận của TBKTSG Online, cho thấy hiện các đại lý kinh doanh mặt hàng này vẫn chưa chịu giảm giá xuống.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai khẳng định: “Từ đâu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi chưa hề được các đại lý kinh doanh điều chỉnh giảm lần nào cả”.
Ông Tạ Hoàng Thạch, hộ chăn nuôi heo quy mô lớn tại ấp Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh cũng, cho biết giá thức ăn chăn nuôi hiện vẫn giữ nguyên như hồi đầu năm. “Tuy nhiên, thỉnh thoảng một vài đại lý có tổ chức các chương trình khuyến mãi như mua một bao (bao 25 kg) tặng 3.000 đồng hoặc 5.000 đồng”, ông cho biết.
Theo ông Thạch, hiện thức ăn chăn nuôi chuyên dùng cho heo con tập ăn có giá ổn định khoảng 510.000-520.000 đồng/bao 25 kg; 415.000-420.000 đồng/bao 25 kg đối với loại cho heo con từ 10-30 kg/con và từ 315.000-320.000 đồng/bao 25 kg đối với heo lứa từ 30 kg/con trở lên.
Việc đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi cố tình giữ giá bán sản phẩm đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư và lợi nhuận của người chăn nuôi.
Theo tính toán của một số bà con chăn nuôi heo, nếu đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi giảm giá tương ứng như công bố của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, thì chỉ riêng chi phí thức ăn, mỗi tạ heo (100 kg) họ có thể giảm được 100.000 đồng.
Trong khi đó, theo bà con nông dân nuôi cá tra ở ĐBSCL, nếu được tiếp cận giá thức ăn chăn nuôi ở mức giảm, thì bình quân mỗi ngày 1 héc ta diện tích ao nuôi (trọng lượng cá đạt 6 con/kg) họ có thể tiết kiệm được 1,5-3 triệu đồng tiền thức ăn.
Có thể bạn quan tâm

Để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế và bảo tồn, phát triển nguồn gen giống quýt vàng bản địa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành “Xây dựng mô hình thâm canh, trồng mới và bình tuyển quýt” tại xã Chiềng Yên; thực hiện các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất những vườn quýt hiện có, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quýt.

Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Vũ Hồng, xã Hồng Phong (Vũ Thư - Thái Bình) không chỉ duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn trồng xen canh cây màu trên đất trồng dâu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.