Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Tra Phấn Khởi
Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 khiến nông dân phấn khởi. Hiện nay, các doanh nghiệp thu mua cá tra của nông dân với giá 24.000-25.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà con thu lãi 2.000-3.000 đồng/kg.
Ông Lê Thanh My, nông dân nuôi cá tra ở ấp Tân An, xã Tân Phong, Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, tuần qua, giá cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (trọng lượng 750 - 800g/con, thịt trắng, không nhiễm kháng sinh) trên thị trường được thương lái thu mua với giá 24.000 - 25.000 đồng/kg (tùy theo địa phương, doanh nghiệp và thời gian thanh toán), tăng 500 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2014 nên nông dân nuôi cá tra rất phấn khởi.
“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định. Do đó, những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân hy vọng sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi”, ông My chia sẻ.
Theo tính toán của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, giá thành nuôi cá tra dao động từ 22.000-23.000 đồng/kg, trừ chi phí, nông dân còn lãi 2.000-3.000 đồng/kg. Bình quân mỗi hecta nuôi cá tra ở địa phương đạt năng suất khoảng 300 tấn/ha trong 7-8 tháng nuôi, do vậy nếu bà con thu hoạch cá thời điểm này có thể đạt lợi nhuận 600-900 triệu đồng/ha.
Giá cá tra tăng nhưng gần như các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, một phần là do thua lỗ trong những vụ nuôi trước nên dân nuôi cá tra thiếu vốn tái sản xuất. Quan trọng hơn là do đầu ra bấp bênh khiến nông dân e ngại, một số hộ phải “bỏ ao”, nuôi cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng khác. Do đó, hoạt động nuôi cá tra hiện nay chủ yếu diễn ra tại vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và một số hộ có tiềm lực kinh tế.
Đầu năm 2014, giá cá tra có diễn biến khả quan, tuy nhiên dư âm từ vụ nuôi năm 2013 đã khiến nhiều hộ nuôi hoặc không đủ vốn hoặc trì hoãn quyết định thả nuôi để đợi những tín hiệu vững chắc hơn từ thị trường. Sau một thời gian giá cá tra tăng ổn định, nhiều hộ tiếp tục thả nuôi vụ mới.
Có thể bạn quan tâm
Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.
Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.
Toàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 450 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã: Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Nhiều bà con nơi đây cho biết, trồng sả mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và nông dân hiện trồng xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa. Giá sả thương phẩm hiện tại được các thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đến mua với giá 5.500 đồng/kg, lúc cao điểm giá lên tới 7.500 đồng/kg. Sau 3 tháng trồng sả, bà con nơi đây thu lãi gần 10 triệu đồng/1.000 m2 đất.
Nhiều vườn cây ăn trái như vú sữa, xoài, sa pô chê… ở Tiền Giang, Đồng Tháp… đang bị suy kiệt, lão hóa, thậm chí “chết đứng” do thối rễ, khô lá, chết nhánh, làm cho nhà vườn lo lắng. Theo một số nhà quản lý, do chủ vườn, thương lái “bắt” cây ra trái quá mức nên cây mới suy kiệt, chết. Còn các nhà vườn lại bảo cây chết là do bón nhầm phân giả, nên nguồn nước, đất vườn bị ngộ độc làm hại cho cây…
Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.