Giá lúa giảm 100-200 đồng/kg
Thu hoạch lúa tại phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Giá lúa tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL hiện giảm bình quân khoảng 100 - 200 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.
Nông dân tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa thu đông 2015 đã làm nguồn cung lúa hàng hóa trên thị trường tăng mạnh so với trước. Giá lúa giảm do nguồn cung lúa hàng hóa đang tăng, trong khi đầu ra xuất khẩu lúa gạo chưa có nhiều khởi sắc và hoạt động thu mua lúa gạo của nhiều tiểu thương và doanh nghiệp không được đẩy mạnh.
Đặc biệt, gần đây tình hình thời tiết xấu, trời có mưa nhiều gây bất lợi cho việc thu hoạch, phơi sấy lúa cũng góp phần làm giá lúa giảm.
Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận, như: Hậu Giang, Vĩnh Long… nông dân bán lúa tươi IR50404 ngay tại ruộng chỉ còn 4.000 - 4.100 đồng/kg. Trong khi đó, giá các loại lúa tươi hạt dài như: OM 4218, OM 5451… đang phổ biến từ 4.300 - 4.500 đồng/kg.
Nhiều nông dân cho biết, cách nay 1 - 2 tuần đã nhận tiền cọc bán các loại lúa tươi hạt dài cho thương lái ở mức 4.600 - 4.700 đồng/kg. Nhưng nay đến thu hoạch, thương lái yêu cầu giảm giá còn 4.400 - 4.500 đồng/kg nếu không giảm sẽ bỏ tiền cọc, không thu mua lúa.
Do lo ngại đem lúa về phơi sấy tồn trữ lại tốn nhiều chi phí và công lao động, trong khi không đảm bảo giá cả đầu ra thời gian tới, nhiều nông dân đành chấp nhận giảm giá để bán lúa ngay.
Có thể bạn quan tâm
Chăn nuôi được đánh giá sẽ chịu “tổn thương” rõ nét nhất trong ngành nông nghiệp khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Xây dựng hợp tác xã chăn nuôi được cho là một hướng đi tốt để giảm thiểu những tổn thương này.
Sau khi ủ, lên men 12 ngày hỗn hợp vỏ trái cacao, muối và cám gạo là có thể sử dụng làm thức ăn cho heo rừng.
Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.
Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.
Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.