Giá Lúa Gạo Tăng Cao Nhất Từ Đầu Năm

Những ngày cuối tháng 12, giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đang tăng lên khá nhanh và đứng ở mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay, trong tháng 12 giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đã liên tục tăng lên. Hồi đầu tháng, giá lúa khô hạt dài ở mức 6.050-6.150 đ/kg.
Đây là tháng đầu tiên trong năm nay giá lúa khô ở mức trên 6.000 đ/kg. Và kể từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay, tức là sau hơn 1 năm, giá lúa khô hạt dài ở ĐBSCL mới lại lên mức này.
Giá lúa tăng cao, cũng kéo theo giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đến cuối tuần qua, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 7.550-7.650 đ/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.350-7.450 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.500-8.600 đ/kg, gạo 15% tấm 8.200-8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.900-8.000 đ/kg.
Giá lúa gạo hàng hóa tăng cao ở ĐBSCL, trước hết là do lượng lúa gạo trong dân hiện còn rất ít, do đã vào cuối vụ Thu Đông. Theo Cục Trồng trọt, trong 800.000 ha lúa vụ Thu Đông đã được xuống giống, thì có tới 740.000 ha đã thu hoạch xong, chỉ còn 60.000 ha đang thu hoạch.
Trong khi đó, giá gạo XK của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong số những nước XK lớn của châu Á, cũng tác động không nhỏ đến việc kéo giá lúa gạo trong nước lên cao. Đầu tuần này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ ở mức 410-420 USD/tấn, thì gạo cùng loại của Thái Lan và Pakistan đều dưới 400 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện ở mức 385-395 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Related news

Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.

Do nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của chính quyền, ngành chuyên môn, nhiều hộ ở Vĩnh Long đã chuyển đổi đối tượng và mô hình nuôi, quay sang nuôi thủy đặc sản và nuôi thủy sản nội địa.

Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Châu phi đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ra Thế giới, tăng 52,03% so với năm 2014.

Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.