Giá Lúa Gạo Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng
Giá lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.
Tại TP. Cần Thơ và nhiều tỉnh như: Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang… lúa tươi IR50404 có giá 4.550 - 4.700 đồng/kg, còn lúa đã phơi, sấy khô từ 5.500 - 5.600 đồng/kg.
Giá nhiều loại lúa tươi hạt dài (như: OM 2517, OM 2514, OM 4218…) đang ở mức từ 4.750 - 5.000 đồng/kg và lúa khô từ 5.7000 - 5.900 đồng/kg.
Nhiều loại lúa thơm đã phơi sấy khô đang có giá từ 6.000 - 6.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.000 - 7.150 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.900 - 7.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng cao là do hoạt động thu mua lúa gạo đang được nhiều doanh nghiệp và tiểu thương đẩy mạnh nhằm đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu tập trung đã ký trước đó, nhất là đơn hàng xuất khẩu sang Philippines.
Gần đây, tiếp tục có một lượng lớn lúa gạo được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng góp phần đẩy giá gạo nhích lên. Hơn nữa, lúa hàng hóa trong dân đã giảm do lúa hè thu 2014 tại nhiều địa phương đã cơ bản thu hoạch xong.
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.
Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.
Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.
Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.
Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.