Giá Lợn Giống Tăng
Giá lợn hơi hiện nay đang ở mức cao, người dân đổ xô tái đàn làm nhu cầu lợn giống ở Lạng Sơn tăng đột biến.
Cách đây vài tháng, giá lợn giống ở mức khoảng 400 - 500.000 đồng/con, nhưng hiện đã tăng lên ở mức 700 – 800.000 đồng/con (nặng từ 12 – 15kg).
Vì giá cao nên trước đây lợn giống khoảng 12 - 15kg/con dân mới xuất bán, thì nay nhiều người đã xuất bán khi lợn mới đạt trọng lượng trên dưới 10kg/con.
Đi liền đó, giá lợn hơi tại Lạng Sơn cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây, hiện ở mức từ 42.000-43.000 đ/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí, người nuôi lợn thu lãi từ 700.000 – 900.000 đồng/tạ lợn hơi (100kg).
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có phong trào chăn nuôi lợn phát triển ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, với tổng đàn hơn 349.000 con, cung cấp ra thị trường mỗi năm khoảng 80.000 tấn thịt lợn hơi.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.
Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006
Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.
Phong trào trồng cacao xen trong vườn dừa và vườn cây ăn trái khác đang phát triển mạnh ở hầu hết đất vườn Bến Tre. Cùng với 52.000 ha diện tích dừa, 43.000 ha diện tích cây ăn trái, khoảng 9.500 ha cacao đang phát triển khá tốt và có chiều hướng gia tăng.
Trong những năm qua, khai thác lợi thế, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh. Phong trào nuôi ngọt phát triển khắp nơi, từ vùng rừng núi xa xôi đến đồng bằng rộng lớn, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn gặp nhiều khó khăn