Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia Lai Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng

Gia Lai Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng
Ngày đăng: 25/02/2015

Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.

Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai cho biết quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao còn gặp nhiều khó khăn như thiếu thốn trang-thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu công việc; cơ sở hạ tầng của Trung tâm chưa được hoàn thiện; đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực ương nuôi giống thủy sản...

Song với tinh thần nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ, công nhân, viên chức làm việc tại đơn vị; sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ cơ quan chức năng của tỉnh, hoạt động của Trung tâm dần đi vào ổn định và đạt được kết quả nhất định.

Minh chứng cho hiệu quả bước đầu trong hoạt động ương nuôi giống thủy sản của Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai chính là sự đa dạng loài cá được đưa vào ương, nuôi như cá trắm cỏ, trắm đen, chép, mè trắng, mè hoa, mè vinh, trôi, trê, rô phi, điêu hồng, lăng nha đuôi đỏ, rô đồng đầu vuông, có loài cá đang ở giai đoạn sinh sản.

Ước tính trong 2 năm (2013-2014), cá trắm cỏ đã sinh sản khoảng 10 triệu con; cá chép sinh sản 5,4 triệu con; cá rô đầu vuông sinh sản 3,6 triệu con cá bột. Cá rô phi và điêu hồng sinh sản tự nhiên khoảng 6 vạn cá giống từ 4-6 cm.

Đặc biệt, trong năm 2014, cá mè vinh, mè hoa đã bắt đầu sinh sản được 1 đợt với tổng số 13,4 triệu con cá bột... Đồng thời duy trì nuôi dưỡng tốt đàn cá bố, mẹ khoảng 3 tấn để sinh sản nguồn cá giống chất lượng tốt chủ động cung cấp cho người nuôi cá.

Điều đáng mừng là những năm gần đây, nuôi cá nước ngọt quy mô kinh tế hộ phát triển tương đối mạnh nhờ thị trường tiêu thụ ổn định, thu nhập cao kéo theo nhu cầu cá giống cũng tăng lên nên Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai trở thành địa chỉ cung cấp cá giống tin cậy của người nuôi cá nước ngọt.

Để đáp ứng nhu cầu giống theo nhu cầu của người mua, một phần sản lượng cá bột sinh sản được xuất bán trực tiếp cho các hộ dân Phú Thiện, Ayun Pa, Chư Prông; phần sản lượng cá bột còn lại được Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai tiếp tục đưa vào ương nuôi thành cá giống cấp I cung cấp cho thị trường các huyện Phú Thiện, Đak Đoa, Chư Pah, Chư Prông, Đức Cơ, thị xã Ayun Pa và TP. Pleiku.

Bên cạnh việc cung cấp nguồn cá giống cho người nuôi, Trung tâm còn cân đối một phần sản lượng cá giống ương nuôi thả xuống ao, hồ trên địa bàn tỉnh để tái tạo nguồn thủy sản đang ngày một cạn kiệt do nhiều tác động, trong đó có việc người dân đánh bắt, khai thác.

Ước tính, trong 2 năm (2013-2014), Trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương thả khoảng 27 vạn con cá giống các loại xuống các hồ chứa trên địa bàn huyện Đak Đoa, Đak Pơ, Chư Pah và TP. Pleiku. Bình quân mỗi năm Trung tâm xuất bán ra thị trường nội tỉnh khoảng 5 tấn cá thịt.

Kết quả đạt được thời gian qua là nền tảng để Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai xây dựng mục tiêu sản xuất giống thủy sản đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp cung cấp cho nhu cầu người nuôi trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất bền vững môi trường. Trước mắt trong năm 2015 phấn đấu sinh sản 20 triệu con cá bột; ương cá bột lên cá hương đạt 3 triệu con; ương cá hương lên cá giống cấp I đạt 1,5 triệu con và nuôi cá hậu bị, cá thịt đạt 5 tấn.

Để đạt được mục tiêu trên-theo ông Phước, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai rất cần sự quan tâm tạo điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, nhất là hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hoàn thiện Trung tâm Giống thủy sản; bàn giao Trạm Thủy sản tại huyện Phú Thiện thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai cho Trung tâm Giống thủy sản quản lý và thành lập Trạm Thủy sản huyện Phú Thiện...


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

22/11/2013
"Lỗ Hổng" Quản Lý Thuốc, Thức Ăn Thủy Sản

Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.

22/11/2013
Chăn Nuôi Động Vật Rừng Hiệu Quả Nhưng Mạo Hiểm Chăn Nuôi Động Vật Rừng Hiệu Quả Nhưng Mạo Hiểm

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

22/11/2013
Công Nghệ Sấy Lúa Ngày Càng Phát Triển Công Nghệ Sấy Lúa Ngày Càng Phát Triển

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.

22/11/2013
Giao Thông Khó Khăn - Hàng Nông Sản Ở Kỳ Sơn Bị Ép Giá Giao Thông Khó Khăn - Hàng Nông Sản Ở Kỳ Sơn Bị Ép Giá

Khi tiết trời chuyển sang đông cũng là lúc “chợ di động” thu mua nông sản ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nhộn nhịp. Những mặt hàng như ngô, bí xanh, khoai sọ, gừng… theo dòng xe vận tải đi khắp vùng miền đất nước, thậm chí còn xuất bán sang cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông, các mặt hàng nông sản đang bị tư thương ép giá.

22/11/2013