Giá Hạt Tiêu Tại Tỉnh Đồng Nai Tăng 30.000 Đồng Mỗi Kg
Đồng Nai hiện có diện tích trồng tiêu đứng thứ ba trong cả nước với gần 8.000ha. Trong đó có khoảng 7.300ha đang trong thời kỳ thu hoạch, với tổng sản lượng trên 15.000 tấn/năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện nay mặc dù chưa bước vào mùa thu hoạch chính của vụ hồ tiêu nhưng một số hộ có vườn tiêu thu hoạch sớm tỏ ra rất phấn khởi vì giá hồ tiêu ở thời điểm này tăng khá cao.
Hiện giá tiêu bán ra vào khoảng 160.000 đồng/kg, tăng hơn cùng thời điểm này năm ngoái là 30.000 đồng/kg.
Đồng Nai hiện có diện tích trồng tiêu đứng thứ ba trong cả nước với gần 8.000ha. Trong đó có khoảng 7.300ha đang trong thời kỳ thu hoạch, với tổng sản lượng trên 15.000 tấn/năm.
Diện tích tiêu được trồng tập trung nhiều ở các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc và Trảng Bom. Diện tích cây tiêu thời gian qua tăng nhanh là do 2 năm trở lại đây giá hạt tiêu luôn ở mức cao, nhiều nhà vườn chuyển đổi diện tích sang trồng tiêu. Cây tiêu hiện là một trong sáu loại cây trồng chủ lực của Đồng Nai
Theo chủ trương của tỉnh, những diện tích trồng mới, thâm canh sẽ được hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón và lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Đồng Nai cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng Global GAP trên cây tiêu. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đang phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Nam triển khai đề tài “Sản xuất tiêu theo tiêu chuẩn Global GAP.” Đây cũng là “giấy thông hành” để các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… với giá cao.
Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, xuất khẩu hạt tiêu đen trên địa bàn tỉnh đạt trên 5.500 tấn, tăng trên 500 tấn so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài sản lượng xuất khẩu tăng, giá tiêu cũng tương đối ổn định, ở mức trên 6.500 USD/tấn và là mặt hàng nông sản xuất khẩu hiếm hoi giữ được giá cao và tăng sản lượng xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
10 tấn khoai tây Đà Lạt được trồng trên giá thể (không dùng đất) theo quy trình khép kín đạt chuẩn VietGAP đã xuất hiện trên thị trường nông sản.
Do ảnh hưởng của thời tiết nên nhiều vườn hồ tiêu tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị chết và không thể cho thu hoạch vào đầu năm 2015. Sản lượng giảm có thể giúp hồ tiêu tăng giá.
Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.
Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.
Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.