Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu thụ nông sản nâng cao hơn nữa sự liên kết bốn nhà

Tiêu thụ nông sản nâng cao hơn nữa sự liên kết bốn nhà
Ngày đăng: 28/04/2015

Phối hợp chưa đồng bộ

Thời gian vừa qua, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là xuất khẩu liên tục suy giảm mạnh cả về giá và lượng. Ngoài những nguyên nhân do biến động trên thị trường thế giới khiến nhu cầu giảm xuống, nguồn cung tăng cao do sự tham gia cung cấp sản phẩm từ nhiều thị trường, sự liên kết từ khâu sản xuất, nghiên cứu thị trường đến tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được hài hòa, dẫn đến khó khăn chung cho tiêu thụ nông sản.

Lý giải cho điều này, ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, lý thuyết được đặt ra khi xây dựng quy hoạch phát triển cho bất cứ loại cây/con nào đều được thực hiện rất tốt, từ sản lượng, diện tích trồng, thị trường và định hướng dài hạn thế nào... Tuy nhiên, quá trình triển khai chưa được như ý kiến.

“Câu chuyện cây mắc ca thời gian qua là một ví dụ. Trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang làm quy hoạch thì nhiều nông dân ở các địa phương đã ào ạt trồng cây này, thậm chí nhiều địa phương còn đăng ký tăng diện tích trồng. Chỉ cần thấy lợi nhuận, nông dân sẵn sàng bỏ quy hoạch, dẫn đến cung vượt cầu. Câu chuyện cây mắc ca cũng không phải cá biệt mà tình trạng này đã xảy ra nhiều lần. Chính vì vậy, cần xem xét lại việc phối hợp giữa 4 nhà trong từng lĩnh vực cụ thể” – ông Thừa cho hay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết thêm, thời gian qua, việc liên kết giữa “bốn nhà” đã được triển khai. Tuy nhiên, do thiếu sự phối hợp tổng thể nên đã dẫn tới việc đứt đoạn thông tin. Đặc biệt, tình trạng này là thực tế xảy ra không phải giữa các bộ ngành với nhau mà là từ Bộ, ngành tới các địa phương - nơi trực tiếp tổ chức sản xuất cũng như giữa chính quyền với doanh nghiệp. Việc thiếu liên kết là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt những khó khăn trong tiêu thụ nông sản mà quả dưa hấu và củ hành tím chính là điển hình mới nhất.

Nâng cao hơn nữa vai trò doanh nghiệp

Sau mặt hàng dưa hấu, đến thời điểm này, nhiều mặt hàng nông sản như vải thiều (Bắc Giang), trái thanh long (Bình Thuận)... đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Theo các chuyên gia, nếu không có các giải pháp kịp thời, câu chuyện "được mùa mất giá" sẽ tiếp tục diễn ra.

Bài học tiêu thụ vải thiều năm 2014 cho thấy, sau khi có sự chung tay của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp phân phối và người nông dân trong việc đẩy mạnh tiêu thụ quả vải, kết quả đạt được đã cao hơn rất nhiều so với mong đợi. Đây là giải pháp cần được nhân rộng trong thời gian tới.

Theo đó, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, trong thời gian tới, để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thường xuyên trao đổi thông tin về diễn biến thị trường, khả năng cân đối cung-cầu các mặt hàng trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển hệ thống thương mại nội địa nhất là hệ thống phân phối, lưu thông giúp tiêu thụ tốt hơn.

Trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành đề ra những biện pháp cụ thể qua đó khắc phục được những hạn chế, yếu kém của ngành nông nghiệp Việt Nam cũng như hoạt động tiêu thụ nông sản. Các chính sách sẽ tập trung khắc phục và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xác định lại những sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu;

Nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường tiêu thụ cụ thể như sản lượng bao nhiêu là đủ, chất lượng như thế nào, thậm chí giá cả ra sao theo từng giai đoạn để phải định hướng cho người dân trồng cây gì cho phù hợp; Thiết lập và xây dựng chuỗi liên kết, cung ứng từ sản xuất - chế biến - thị trường...

“Đặc biệt, Nhà nước chỉ đóng vai trò xây dựng chính sách. Vai trò của doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tiêu thụ nông sản. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã xác định doanh nghiệp là đối tượng để đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và xúc tiến thương mại để nâng cao hơn nữa vai trò của đối tượng này trong tiêu thụ nông sản” – Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Nông Sản Tăng Giá, Nông Dân Phấn Khởi Nông Sản Tăng Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...

07/08/2013
Xây Dựng Chuỗi Ngành Hàng Nông Sản Xây Dựng Chuỗi Ngành Hàng Nông Sản

Sản phẩm nông nghiệp cho thị trường thời WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn hai khâu kỹ thuật/công nghệ và quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, Nhà nước không làm thay nông dân mà cần hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh.

07/08/2013
Nuôi Cua Đồng Nghề Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cua Đồng Nghề Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Yên Thọ (Đông Triều - Quảng Ninh), chúng tôi đến thôn Yên Lãng 1 để tìm hiểu việc nuôi cua đồng của gia đình chị Nguyễn Thị Hường. Chị Hường cho biết: “Nuôi cua đồng rất dễ và ít dịch bệnh, nguồn thức ăn lại đơn giản. Cua đồng ăn tạp, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, bèo, cám gạo…

07/08/2013
Tinh Lọc Và Chọn Ra Những Dòng Cacao Chịu Mặn Cao Tinh Lọc Và Chọn Ra Những Dòng Cacao Chịu Mặn Cao

Bến Tre là địa bàn có diện tích trồng cacao lớn nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền do tác động của biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cũng như chất lượng của cây cacao.

07/08/2013
Cá Linh Non Sốt Giá Cá Linh Non Sốt Giá

Anh Đặng Văn Thông, người có hơn 20 năm kinh nghiệm đánh bắt cá linh (ở ấp Phú Quí, xã Phú Lộc, TX. Tân Châu), cho biết: Năm nay cá linh về muộn hơn mọi năm và do nguồn cá ngày càng ít nên giá tăng cao. Giá bán tại chỗ từ 100.000 - 110.000 đồng/kg (tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg so với năm trước), giá tại các chợ ở TP. Long Xuyên từ 150.000 - 160.000 đồng /kg, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

07/08/2013