Giá Hạt Tiêu Tại Tỉnh Đồng Nai Tăng 30.000 Đồng Mỗi Kg
Đồng Nai hiện có diện tích trồng tiêu đứng thứ ba trong cả nước với gần 8.000ha. Trong đó có khoảng 7.300ha đang trong thời kỳ thu hoạch, với tổng sản lượng trên 15.000 tấn/năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện nay mặc dù chưa bước vào mùa thu hoạch chính của vụ hồ tiêu nhưng một số hộ có vườn tiêu thu hoạch sớm tỏ ra rất phấn khởi vì giá hồ tiêu ở thời điểm này tăng khá cao.
Hiện giá tiêu bán ra vào khoảng 160.000 đồng/kg, tăng hơn cùng thời điểm này năm ngoái là 30.000 đồng/kg.
Đồng Nai hiện có diện tích trồng tiêu đứng thứ ba trong cả nước với gần 8.000ha. Trong đó có khoảng 7.300ha đang trong thời kỳ thu hoạch, với tổng sản lượng trên 15.000 tấn/năm.
Diện tích tiêu được trồng tập trung nhiều ở các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc và Trảng Bom. Diện tích cây tiêu thời gian qua tăng nhanh là do 2 năm trở lại đây giá hạt tiêu luôn ở mức cao, nhiều nhà vườn chuyển đổi diện tích sang trồng tiêu. Cây tiêu hiện là một trong sáu loại cây trồng chủ lực của Đồng Nai
Theo chủ trương của tỉnh, những diện tích trồng mới, thâm canh sẽ được hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón và lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Đồng Nai cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng Global GAP trên cây tiêu. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đang phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Nam triển khai đề tài “Sản xuất tiêu theo tiêu chuẩn Global GAP.” Đây cũng là “giấy thông hành” để các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… với giá cao.
Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, xuất khẩu hạt tiêu đen trên địa bàn tỉnh đạt trên 5.500 tấn, tăng trên 500 tấn so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài sản lượng xuất khẩu tăng, giá tiêu cũng tương đối ổn định, ở mức trên 6.500 USD/tấn và là mặt hàng nông sản xuất khẩu hiếm hoi giữ được giá cao và tăng sản lượng xuất khẩu.
Related news
Những năm gần đây, tình trạng khai thác thủy sản ven bờ bằng tàu có công suất nhỏ đã làm nguồn lợi thủy sản vùng biển Tây Nam (ở địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ sinh thái thủy sản ven bờ sẽ tiếp tục cạn kiệt nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ.
Ông Phan Văn Binh, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết: Năm nay mùa cá cơm săn đến sớm hơn mọi năm nên trong những ngày qua cá cơm săn xuất hiện nhiều trên vùng biển ven bờ xã đảo Nhơn Châu và có khoảng 250 hộ dân đang tập trung khai thác loại hải sản này. Sau một đêm, mỗi hộ đánh bắt được 50 - 70kg, có hộ trúng đậm trên 100kg nên ngư dân có được một khoảng thu nhập khá từ việc đánh bắt cá cơm săn.
Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện tích và sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn về diện tích, tạo ra sản phẩm thủy sản tập trung, có giá trị kinh tế và xuất khẩu.
Do tình hình nắng hạn gay gắt, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Ở góc độ khoa học kỹ thuật, xin nêu mấy yếu tố có thể tạo thành công mà người nuôi tôm nào cũng cần phải xem xét, đối chiếu lại hiện trạng và điều kiện thực tế của mình, xem đã có cái gì, thiếu cái gì.
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.