Giá Dừa Tăng, Nhà Vườn Phấn Khởi
Hiện nay, giá dừa khô tăng mạnh, từ 80-85 ngàn đồng/chục (12 trái). Do giá dừa tăng và tương đối ổn định từ sau Tết đến nay, nên bà con trồng dừa rất phấn khởi.
Ông Trần Văn Lập - nông dân xã Hưng Lễ (Giồng Trôm - Bến Tre) vừa thu hoạch 1,5ha vườn dừa cho trái chiến. Tháng vừa qua, ông thu hoạch hơn 1,5 thiên (mỗi thiên 1.200 trái) dừa khô và 4 trăm dừa xiêm xanh. Hiện thương lái tới tận vườn thu mua với giá 85.000đồng/chục dừa khô và 70.000 đồng/chục dừa xiêm. Giá dừa tăng thêm từ 20.000 đến 25.000 đồng/chục so với thời gian trong Tết.
Vườn dừa của anh Lập cho trái rất tốt, nhờ anh chăm sóc rất kỹ, bón phân đều theo chu kỳ và theo từng loại phân cho từng thời vụ. Những líp dừa nào thấp thì anh nâng lên bằng cát lấp cho cao ráo và ủ ẩm cho cây dừa trong mùa nắng.
Ở Giồng Trôm, thông thường mỗi năm cây dừa có thể cho 80-100 trái, 1ha trồng khoảng 180-200 cây. Tính theo giá thị trường hiện nay, trừ chi phí chăm sóc và phân bón, nhà vườn thu nhập trên 130 triệu đồng/ha/năm.
Ông Trương Văn Nguyền - Chủ tịch UBND xã Hưng Lễ, cho biết: Ở xã Hưng Lễ, diện tích dừa chiếm khoảng 90% diện tích cây trồng toàn xã. Trong thời gian gần đây, giá dừa tăng lên đáng kể, từ đó đời sống nhân dân ngày càng ổn định. Hướng tới, xã sẽ vận động nhân dân trồng dừa tham gia mô hình vườn dừa mẫu lớn, thành lập tổ liên kết sản xuất để người dân quan tâm chăm sóc vườn dừa tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.
Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.
Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.
Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.
Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.