Giá Điều Đầu Vụ Sẽ Cao
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Bình Phước hiện còn khoảng 134.506 ha điều (giảm 36.630 ha so với năm 2007). Trong đó, diện tích sản xuất có hiệu quả chỉ chiếm 40 - 50%, là những vườn được trồng giống mới năng suất cao, trồng trên vùng đất tốt.
Diện tích còn lại là điều già cỗi, kém năng suất hoặc trồng ở các vùng đất không đảm bảo điều kiện cho cây điều phát triển. Phần lớn người trồng điều thiếu vốn đầu tư, phải trồng theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (trồng xen) nên cả năng suất và chất lượng đều thấp. Dù không ồ ạt như trước, nhưng diện tích điều vẫn đang tiếp tục giảm bởi người dân vẫn đang chuyển sang trồng hồ tiêu, cà phê hoặc cây ăn trái - là những loại cây cho giá trị cao trên cùng diện tích đất.
Hiện toàn tỉnh có 210 doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều. Theo công suất lắp đặt thiết kế, có 40 doanh nghiệp có công suất trên 5.000 tấn/năm, 170 cơ sở có công suất nhỏ hơn.
Với chừng ấy doanh nghiệp và cơ sở chế biến, lượng điều thô tiêu thụ hằng năm không hề nhỏ. Trong khi đó, sản lượng điều mấy năm gần đây liên tục sụt giảm do năng suất thấp và thu hẹp diện tích nên không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến. Năm 2013, sản lượng điều thô toàn tỉnh là 125 ngàn tấn và năm 2014 đạt 190 ngàn tấn.
Vì thế, nhiều doanh nghiệp chế biến buộc phải nhập nguyên liệu để duy trì, mở rộng sản xuất. Nguồn điều thô vào tỉnh chủ yếu được nhập từ các thị trường Đông Phi, Tây Phi và Đông nam Á. Nhìn rộng ra cả nước, sản lượng điều chỉ đủ cung ứng chưa đến 50% công suất chế biến của các doanh nghiệp.
Giá điều nhập thường thấp hơn giá điều thu mua tại chỗ. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng điều. Nhưng điều khiến nhiều người lo ngại, bức xúc không chỉ là bị “dìm giá” theo giá điều nhập mà về lâu dài sẽ mất đi thương hiệu điều Bình Phước, bởi chính cái hương vị đặc biệt của hạt điều Bình Phước mới chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.
Theo thông tin từ Hội đồng điều thế giới, sản lượng điều thô toàn cầu niên vụ 2014 - 2015 chỉ đạt khoảng 2,6 triệu tấn, tương đương 619.000 tấn điều nhân, giảm 130.000 tấn so với niên vụ 2013. Trong khi đó, dự báo mức tiêu thụ nhân điều toàn cầu lên tới 650.000 tấn, tăng 53.000 tấn so với niên vụ trước. Theo phân tích của các chuyên gia, các nhà quản lý thì giá điều đầu vụ 2014 - 2015 chắc chắn sẽ cao. Đây là cơ hội tốt nên nông dân trong tỉnh cần tập trung chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng điều.
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.
Đối với các DN xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc đồng đô la Mỹ tăng giá lẽ ra sẽ được lợi, nhưng thực tế nó lại tác động ngược, làm cho các yếu tố đầu vào tăng đồng biến, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.
Để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD.
Sau khi thiết lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD vào năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau lại bước vào giai đoạn khó khăn mới, khiến giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm khá mạnh. 4 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 176.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.