Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Cua Biển Thương Phẩm Tăng Rất Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Giá Cua Biển Thương Phẩm Tăng Rất Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 11/05/2012

Thời gian gần đây, giá cua biển thương phẩm ở ĐBSCL tăng rất mạnh, giá cua gạch lên tới gần 400.000 đồng/kg, cua thịt giá gần 200.000 đồng/kg, tăng khoảng 50.000 đồng/kg so với những ngày trước đó.

Tại tỉnh Cà Mau, một số nông dân nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi cua. So với con tôm sú thì nuôi cua cần vốn đầu tư ít hơn và công chăm sóc cũng khỏe hơn. Đặc biệt là nuôi cua ít gặp rủi ro dịch bệnh. Sau khoảng 3 tháng nuôi là có thể đặt rập để bắt cua theo kiểu tỉa thưa dần, lựa những con chắc thịt, đủ gạch để bán. Mấy năm nay giá cua luôn ở mức cao nên người nuôi cua cũng có thu nhập khá.

Nếu kết hợp vừa nuôi trên ruộng, sau đó nuôi vỗ béo trong lồng rồi mới bán thì thu nhập sẽ cao hơn. Nếu giá cua cứ giữ ở mức cua thịt hơn 200.000 đồng/kg và 400.000 đồng/kg cua gạch son thì thu nhập từ nuôi cua cũng không kém gì con tôm. Một số nông dân còn mua cua cua ốp (cua mới lột) về nuôi vỗ béo trong thùng nhựa cho tới khi lên gạch để bán lại kiếm lời.

Hiện nay, phong trào nuôi cua xen tôm đang được các địa phương nhân rộng. Trong tổng số gần 22.000 ha nuôi cua của huyện An Minh (Kiên Giang) thì có trên 19.000 ha là nuôi xen canh tôm cua trên ruộng lúa (mô hình tôm - lúa).

Nhiều nông dân canh tác theo mô hình trên cho biết, nuôi cua không cho thu hoạch tập trung như tôm nhưng ngày nào cũng có nguồn thu. Mỗi ngày đặt rập bắt 4 - 5 con cua là đã có vài trăm nghìn. Còn vào những thời điểm hút hàng, giá cua tăng mạnh thì một con cua gạch bán nhiều tiền hơn cả 1 kg tôm loại lớn./.

Có thể bạn quan tâm

Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt

Vịt là một trong 5 ngành hàng được ưu tiên lựa chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến thời điểm hiện nay, ngành hàng này vẫn chưa có những bước phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có.

31/07/2015
Khôi phục ngành chăn nuôi Khôi phục ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định…

31/07/2015
Vịt biển hướng mở cho nghề chăn nuôi vùng ven biển Vịt biển hướng mở cho nghề chăn nuôi vùng ven biển

Nông dân Phạm Văn Hải, Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phấn khởi nói: Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven khu vực biển như ở Cầu Ngang. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn (ven biển).

31/07/2015
HDBank cho vay xây dựng chuồng trại chăn nuôi lãi suất chỉ 9,69%/năm HDBank cho vay xây dựng chuồng trại chăn nuôi lãi suất chỉ 9,69%/năm

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi nay sẽ có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn cho vay xây dựng chuồng trại từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).

31/07/2015
Heo thịt rớt giá, người chăn nuôi lao đao Heo thịt rớt giá, người chăn nuôi lao đao

Người chăn nuôi heo lại lâm vào tình trạng “điêu đứng” do giá heo thịt giảm mạnh. Liên tục trong gần 2 tháng qua, giá heo thịt giảm từ 4,7 triệu đồng/tạ xuống còn 3,4 - 4 triệu đồng/tạ. Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo “tiến thoái lưỡng nan”, bởi heo đến thời kỳ xuất chuồng gặp phải lúc giá quá thấp, bán thì lỗ mà giữ lại chờ giá lên thì tốn thêm nhiều chi phí.

31/07/2015