Giá chanh không hạt tăng cao

Ông Nguyễn Văn Chiến, GĐ HTX NN Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, (Châu Thành, Hậu Giang) cho biết, khoảng một tuần gần đây, giá chanh không hạt tại địa phương tăng mạnh, nguồn cung không đáp ứng đủ. Vì vậy, HTX đã phải hủy nhiều đơn đặt hàng.
Hiện mức giá thu mua tại vườn dao động từ 30.000-33.000đ/kg, tăng từ 5.000-6.000đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại HTX NN Thạnh Phước, thương lái đặt hàng khoảng 5 tấn chanh/ngày nhưng đơn vị chỉ cung ứng được hơn 2 tấn/ngày.
Theo các thương lái, hiện hcần thu mua hơn 20 tấn chanh/tuần để cung cấp cho các thị trường lớn trong nước như TP.HCM, Hà Nội và XK sang Thái Lan và Campuchia, nhưng không tìm đủ nguồn hàng, buộc phải giảm lượng cung cho khách hàng. Bởi hiện vườn chanh đang vào mùa trái vụ, sản lượng quả giảm, trong khi đó nhu cầu thị trường tăng mạnh, nhất là vào mùa nắng nóng, dịp lễ.
Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh có khoảng 700ha chanh, tập trung nhiều nhất là ở huyện Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.

Ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là người đầu tiên thực hiện trồng 300 gốc đào tiên, dự kiến tết này tung ra thị trường khoảng 1.500 trái đào tiên hồ lô với giá bán từ 500.000 -700.000đ/trái. Theo vị chủ nhân này, vườn của ông trồng bưởi hồ lô và kết hợp trồng xen với đào tiên.

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.