Giá Các Mặt Hàng Thủy Sản Giảm Mạnh
Khoảng gần 1 tuần qua, lượng tàu khai thác biển tại thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) vào bờ trung bình 50 chiếc mỗi ngày, trong đó có tàu ngoài tỉnh. Sản lượng khai thác ước đạt 100 đến 120 tấn mỗi ngày, giảm gấp 2 lần so với con nước trước đó.
Đối với những ghe có công suất lớn có thể bám biển dài ngày thì năng suất khai thác có phần khả quan, còn những phương tiện nhỏ đánh bắt trong ngày sản lượng khai thác đạt rất thấp. Theo các cơ sở thu mua giá cả các mặt hàng thủy sản đều giảm mạnh, dao động từ 20 đến 30% so với trước. Đặc biệt là các loại mực khô có giá trung bình từ 400 đến 500 ngàn đồng tùy kích cở thì nay chỉ còn khoảng 200 đến 300 ngàn đồng mỗi kg.
Giá hải sản tại cảng cá giảm, nên tại các chợ cũng giảm theo. Nếu như trước Tết Nguyên đán, mỗi kg cá thu có giá từ 200 – 350 ngàn đồng, thì nay còn 180 ngàn đồng/kg, cá nục có giá: 50 ngàn đồng/kg (giảm 10 ngàn đồng/kg), cá giò: 60 ngàn đồng/kg (giảm 5 ngàn đồng/kg), cá ngừ: 50 ngàn đồng/kg (giảm 10 ngàn đồng/kg).
Có thể bạn quan tâm
Vụ mía đường 2014 - 2015, thời tiết khô hạn kéo dài, giá đường xuống thấp, tiêu thụ chậm đã gây không ít khó khăn cho các nhà máy. Tuy nhiên, các nhà máy đường vẫn tập trung triển khai vụ ép mới, nâng cao năng suất để sẵn sàng cho một vụ ép mới hiệu quả hơn.
Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Giun (trùn) quế có chứa trên 8% axit, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, ít bệnh tật, cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột trùn trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.
Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.