Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo
Publish date: Tuesday. April 22nd, 2014

Gần đây, giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh sau một thời gian dài xuống ở mức thấp. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại chưa thể giúp người nuôi cá tra được hưởng lợi do người nuôi không có cá xuất bán vào thời điểm này. Trong khi đó, việc tái đầu tư nuôi cá của nhiều hộ dân vẫn khó khăn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng bình quân 2.000 đồng/kg so với đầu năm 2014. Từ 22.000-23.000 đồng/kg, hiện giá cá tra nguyên liệu (loại thịt trắng) tăng lên mức 25.000-25.500 đồng/kg.

Giá tăng do đầu ra cá tra xuất khẩu khởi sắc hơn trước và nguồn cung cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu đang có dấu hiệu khan hiếm. Nguyên nhân do thời gian qua, nhiều hộ nuôi đã treo ao vì thua lỗ kéo dài, khó tiếp cận vốn ngân hàng, giá cá tra ở mức thấp và doanh nghiệp chậm trả tiền mua cá.

Theo nhiều hộ nuôi cá tra ở TP Cần Thơ, với mức giá hiện tại, nếu doanh nghiệp thu mua cá trả tiền mặt khi mua cá, người nuôi có khả năng lời từ 1.500-2.000 đồng/kg cá tra nguyên liệu. Bà Nguyễn Thị Bích, ngụ phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết: "Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu loại thịt trắng, đúng kích cỡ hiện được nhiều doanh nghiệp mua ở mức 25.500 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi cá tra đang ở mức 23.000-24.000 đồng/kg.

Nếu có cá xuất bán, người nuôi đang có mức lợi nhuận tương đối tốt. Nhưng trên thực tế, nhiều hộ nuôi cá tra không được hưởng lợi do cá còn nhỏ hay mới tái nuôi lại...". Gia đình bà Bích có 2 ao cá tra trên diện tích 5 công đất với tổng cộng trên 260.000 con cá, nhưng chưa ao nào xuất bán được. Trong đó, ao nuôi với số lượng 60.000 con, cá mới đạt trọng lượng 600g/con dự kiến 2 tháng nữa mới xuất bán.

Riêng ao cá còn lại phải nuôi thêm ít nhất 3,5 tháng nữa. Bà Bích đang lo liệu 2-3 tháng nữa, giá cá tra nguyên liệu còn giữ như mức hiện tại và cũng sợ tình trạng doanh nghiệp mua cá chậm trả tiền. Bởi trong đợt xuất bán cá rồi, gia đình bà bán trên 200 tấn cá tra với giá 22.000 đồng/kg, nhờ tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, bà có thể lời 200 triệu đồng. Nhưng cuối cùng đã mất trắng khoản lợi nhuận này do 4-5 tháng sau, doanh nghiệp mới thanh toán hết tiền mua cá cho bà Bích.

Gia đình ông Đỗ Văn Lập, ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt có 12 công đất đã đào ao nuôi cá tra. Sau nhiều lần nuôi bị thua lỗ, ông buộc phải bán đợt cá cuối cùng và "treo ao" hơn 6 tháng nay. Ông Đỗ Văn Lập cho biết: "Thời điểm này, giá cá tra tăng nhưng tôi không có cá để bán và cũng không có cơ hội bán cá được với giá cao vì đã treo ao, không còn vốn đầu tư.

Đến ngân hàng hỏi vay vốn nuôi cá, họ từ chối thẳng thừng. Giờ chuyển sang nuôi các loại cá khác tôi cũng không dám vì đầu ra cũng rất bấp bênh. Cho mướn ao cũng không ai đến mướn, đành trồng chuối quanh bờ ao để tạm thời có chút thu nhập".

Giá cá tra tăng trở lại, rất nhiều hộ nuôi dân muốn tái đầu tư. Tuy nhiên, nợ cũ chưa trả hết, vốn tự có hạn chế và khó vay thêm vốn mới, nhiều hộ nuôi cá tra đành chấp nhận tiếp tục treo ao. Chị Phan Thị Hừng, Trưởng liên Trạm thủy sản Thốt Nốt- Vĩnh Thạnh, đưa ra số liệu điều tra gần đây cho thấy, dù các hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ giảm mạnh, nhưng các nông hộ nuôi cá tra vẫn đang chiếm vai trò quan trọng.

Cụ thể, trong hơn 340ha nuôi cá tra thịt tại quận Thốt Nốt thì số ao nuôi của doanh nghiệp chiếm 24%; hộ nuôi với diện tích lớn hơn 5ha chiếm 29,12%; hộ nuôi từ 1-5 ha chiếm 37%, hộ nuôi dưới 1ha chiếm 9,9%.

Tương tự, trong hơn 110ha nuôi cá tra tại huyện Vĩnh Thạnh, số ao nuôi của doanh nghiệp chiếm 38%, hộ nuôi với diện tích lớn hơn 5ha chiếm 17%; hộ nuôi từ 1-5ha chiếm 34%, còn lại là hộ nuôi dưới 1ha. Để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra tại ĐBSCL, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chú ý đến vai trò của các nông hộ nhỏ vì họ là những người cần mẫn, trực tiếp bám các ao nuôi và có khả năng nuôi cá tra một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất.

Doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tự chủ được phần nguyên liệu để chủ động trong xuất khẩu là điều tốt, nhưng doanh nghiệp cũng dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh không hiệu quả do các nguồn lực đầu tư bị dàn trải và không phát huy hiệu quả. Trong quá trình tái cơ cấu lại ngành cá tra hiện nay, những nông hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ rất cần sự hỗ trợ để họ đủ sức duy trì và phát triển nghề nuôi cá tra.


Related news

Ngư dân xã đảo Nhơn Châu trúng mùa cá cơm săn Ngư dân xã đảo Nhơn Châu trúng mùa cá cơm săn

Ông Phan Văn Binh, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết: Năm nay mùa cá cơm săn đến sớm hơn mọi năm nên trong những ngày qua cá cơm săn xuất hiện nhiều trên vùng biển ven bờ xã đảo Nhơn Châu và có khoảng 250 hộ dân đang tập trung khai thác loại hải sản này. Sau một đêm, mỗi hộ đánh bắt được 50 - 70kg, có hộ trúng đậm trên 100kg nên ngư dân có được một khoảng thu nhập khá từ việc đánh bắt cá cơm săn.

Wednesday. May 6th, 2015
Tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh trong nuôi thủy sản Tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện tích và sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn về diện tích, tạo ra sản phẩm thủy sản tập trung, có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Wednesday. May 6th, 2015
Để có những vụ tôm nuôi mới thắng lợi Để có những vụ tôm nuôi mới thắng lợi

Do tình hình nắng hạn gay gắt, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Ở góc độ khoa học kỹ thuật, xin nêu mấy yếu tố có thể tạo thành công mà người nuôi tôm nào cũng cần phải xem xét, đối chiếu lại hiện trạng và điều kiện thực tế của mình, xem đã có cái gì, thiếu cái gì.

Wednesday. May 6th, 2015
Kiên Giang thực hiện nhiều dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Kiên Giang thực hiện nhiều dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.

Wednesday. May 6th, 2015
Tăng cường công tác giám sát đảm bảo an toàn tàu cá Tăng cường công tác giám sát đảm bảo an toàn tàu cá

Nghề khai thác thủy sản trên biển thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro rình rập xảy bất cứ lúc nào. Để có được chiếc tàu ra khơi bám biển ngư dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng, tuy nhiên mỗi khi tai nạn xảy ra ngư dân thường bị thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong thời gian gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung liên tục gặp tai nạn trên biển.

Wednesday. May 6th, 2015