Giá cá sấu giống hạ nhiệt

Theo người nuôi cá sấu ở Bạc Liêu, Cà Mau, năm 2014 và thời gian đầu năm 2015, giá cá sấu giống luôn ở mức ổn định 300.000 – 350.000đ/con. Sau đó bắt đầu tăng, cách đây khoảng 1 tháng giá cá sấu giống đạt đỉnh: Với loại chiều dài từ 0,2 – 0,3m, chỉ nặng trên dưới 0,3kg, giá lên tới hơn 700.000đ/con.
Nhiều hộ dân sau thu hoạch cá thương phẩm phải bỏ chuồng, vì giá giống quá cao, tính ra nuôi không có lãi. “Đợt sốt giá vừa qua khiến nguồn hàng bên Campuchia đưa về rất nhiều, vì vậy giá cá hiện đã giảm xuống chỉ còn trên dưới 500.000đ/con.
Đến nay, bà con địa phương đang thả nuôi lại khá nhiều”, anh Hồ Chí Vốn, hộ nuôi tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) chia sẻ.
Phước Long là thủ phủ nuôi cá sấu của Bạc Liêu. Tổng đàn cá sấu của huyện lên tới hơn 130.000 con, chiếm hơn 70% tổng đàn của tỉnh. Ông Trần Quốc Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT Phước Long cho biết: Giá cá sấu giống tăng mạnh là do nhu cầu của người nuôi tăng cao đột biến, đã tạo ra cơn sốt ảo.
Có thể bạn quan tâm

Vào lúc 7h, 29/5/ 2014, tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Ban quản lý dự án Điệp cùng đại diện các cơ quan chức năng và 50 ngư dân đã thả 2000 con giống Điệp xuống biển để tái tạo nguồn lợi. Giống điệp quạt này được lấy từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Nha Trang.

Từ ngày 26.5 đến nay, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) hành nghề mành trủ trúng đậm cá nục gai, cá giò; có thuyền trúng lớn đến 26 tấn cá. Giá cá nục gai ngày đầu 90 ngàn đồng/két (1 két 12 kg), cá giò 50 ngàn đồng/két, do sản lượng đánh bắt nhiều hiện giá cá nục gai giảm còn 70 - 75 ngàn đồng/két và 40 - 45 ngàn đồng/két cá giò.

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.

Nhờ nuôi cho lãi cao, ít dịch bệnh nên nhiều người dân ở xã An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên) tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai, góp phần ổn định cuộc sống.

Vài năm trở lại đây, cây ớt xuất khẩu đã trở thành một trong những cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế thuộc loại cao nhất trên các xứ đồng trong tỉnh Thanh Hóa. Nhiều địa phương đã liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để ký hợp đồng trồng ớt cho các doanh nghiệp. Nông dân cũng có lãi cao và đem lại thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.