Giá Cá Rô Phi Trung Quốc Tăng
Các nhà chế biến Trung Quốc dự đoán nhu cầu cá rô phi tăng trong 3 tháng cuối năm 2014, khi các nhà NK Mỹ phải cần dữ trữ thủy sản trước Tết Nguyên Đán. Điều này cũng được nông dân và nhà đóng gói mong đợi.
Với tình hình hiện nay, nhu cầu còn chưa rõ ràng và giá thấp nên không có lợi cho cả nông dân cũng như nhà chế biến và đóng gói. Với giá nguyên liệu hiện nay, cả nông dân và nhà đóng gói phải gồng mình để kiếm lợi nhuận.
Tại khu vực phía tây của tỉnh Quảng Đông, giá cá rô phi đã tăng lên so với hồi cuối tháng 8, ở mức 8,4 NDT/kg cho loại 0,3-0,5kg và 10,2 NDT/ kg cho loại 0,5-0,8 kg.
Trong tháng 8, thời tiết nóng đột ngột nên nông dân phải “bán cá sớm”, tránh tình trạng cá bị mắc bệnh. Chính vì thế, giá cá trong tháng 8 thấp. Nếu nguồn cung giảm và nguồn cầu giữ nguyên, giá sẽ lại tăng. Hiện tại nhiệt độ đã giảm, nông dân không có áp lực bán, cá phát triển lớn hơn, khi đó giá sẽ tăng lên trong tháng 10. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu, cụ thể là nhu cầu của các nhà NK Hoa Kỳ. Nếu nhu cầu cao, giá cá sẽ không thể giảm.
Jason Carter, giám đốc tiếp thị, đồng sáng lập công ty sản xuất và chế biến cá rô phi Elite Seafood cho rằng nhu cầu sẽ tăng từ tháng 10, khi các nhà NK đặt hàng để đóng gói cho kịp vận chuyển trước Tết Nguyên Đán. Nếu cầu tăng nhanh hơn cung, giá sẽ tăng rất nhanh.
Mỹ là thị trường tiêu thụ cá rô phi chính của Trung Quốc. Năm 2013, thiếu nguồn cung đẩy giá cá rô phi nguyên liệu tăng lên.
Có thể bạn quan tâm
Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.
Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.
Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.
Mô hình được thực hiện với diện tích 1ha trên chân đất vàn, tầng canh tác dày tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình chịu tránh nhiệm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân, với hình thức gieo mạ non trên nền đất cứng.