Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Kết Hợp Lúa - Ếch - Cá Cho Lợi Nhuận Cao

Mô Hình Kết Hợp Lúa - Ếch - Cá Cho Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 03/12/2013

Hiện nay, xu hướng sản xuất đa canh, đa con trên cùng một diện tích được nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) áp dụng. Với mô hình lúa - ếch - cá kết hợp, mỗi năm đem về cho người nuôi hàng trăm triệu đồng. Theo đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Theo đánh giá của Hội Nông dân xã Phong Thạnh Đông A, mô hình lúa - ếch - cá kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Những hộ áp dụng mô hình này mỗi năm thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Nhờ phát huy thế mạnh đa canh, đa con mà đời sống người dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Từ đó, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Ông Ngô Văn Hoàng (ấp 8, xã Phong Thạnh Đông A) cho biết: “Với 3,8ha đất, mỗi năm tôi trồng 3 vụ lúa, bình quân mỗi vụ thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng năm tôi còn thu về vài chục triệu đồng từ việc nuôi cá và ếch”.

Chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A cho biết, cá và ếch là loại rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp nhưng cho lợi nhuận cao. Bình quân 1.000 con ếch sau khi trừ chi phí, người nuôi thu lãi trên 2 triệu đồng. Nguồn thức ăn cho ếch và cá chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên, có thể cho ếch ăn thêm cá tạp, ốc bươu vàng xay nhuyễn, mỗi ngày cho ăn từ 2 - 3 lần. Khi thấy nước ao bị đục, có mùi hôi thì cần thay nước hoặc xử lý bằng hóa chất.

Lúa - ếch - cá là mô hình cho lợi nhuận cao, giúp nông dân cải thiện cuộc sống. Vì vậy, để phát huy tính ưu việt và nhân rộng mô hình này, thời gian tới ngành Nông nghiệp tỉnh cần tăng cường công tác tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Hiện Đại Hóa Tàu Cá Đánh Bắt Xa Bờ Hiện Đại Hóa Tàu Cá Đánh Bắt Xa Bờ

Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.

12/02/2015
Nhìn Lại Sản Xuất Thủy Sản Năm 2014 Nhìn Lại Sản Xuất Thủy Sản Năm 2014

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lượng khai thác đạt 44.500ha.

12/02/2015
Cá Chình Xuất Khẩu Trên 500.000 Đồng/kg Cá Chình Xuất Khẩu Trên 500.000 Đồng/kg

Đó là mức giá bán buôn cao hơn từ 100.000 - 150.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014 và tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây. Nông dân Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu cá chình xuất khẩu còn tăng cao và thị trường tiêu thụ đang phát triển tốt.

12/02/2015
Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm

Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12/02/2015
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Dịch bệnh tiếp tục gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn trong các tháng 2, 3 kéo dài đến tháng 8, 9-2014. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio gây sưng vòi trong điều kiện độ pH, độ mặn cao. Hiện tượng cá rô phi, trắm cỏ, cá chép nuôi tại Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều chết rải rác trong năm 2014 cũng là do nhiễm khuẩn Pseudomonas.

12/02/2015