Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.
Ông Trần Phước Vinh- Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết thông tin trên. Theo ông Vinh, giá bột mì cao hơn giá gạo là chuyện “xưa nay hiếm”, bởi trước đây, giá gạo luôn cao hơn giá bột mì vài chục USD/tấn.
Hiện các doanh nghiệp chế biến tinh bột mì xuất khẩu với giá khoảng 480 USD/tấn. “Mức giá xuất khẩu tinh bột mì từ đầu năm đến nay ổn định, dao động nhẹ từ 480 – 500 USD/tấn. Đây là cơ hội của ngành chế biến tinh bột mì Tây Ninh cũng như trong nước. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá củ mì nguyên liệu quá cao khiến các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn”, ông Vinh cho biết thêm.
Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao. “Chưa bao giờ Tây Ninh có tình trạng các nhà máy cho người đi lập trạm thu mua củ mì quanh vùng nguyên liệu như hiện nay.
Cụ thể là ở huyện Dương Minh Châu, tình trạng tranh nhau mua củ mì nguyên liệu sôi động chưa từng thấy”, một doanh nghiệp chế biến tinh bột mì nói.
Đến nay, sau nhiều tháng đóng cửa, một số nhà máy chế biến tinh bột mì đã hoạt động trở lại nhưng chỉ chạy cầm chừng, có khi chỉ hoạt động 1 tuần/tháng vì thiếu nguyên liệu. Thế nhưng cũng còn khoảng hơn 10 nhà máy có công suất chế biến từ 100 - 200 tấn bột/ngày ngừng hoạt động.
“Chúng tôi gắng gượng thu mua củ để vận hành nhà máy nhằm duy trì phần nào việc làm cho người lao động và hầm biogas. Bởi nếu ngừng vận hành lâu ngày, vi sinh nuôi trong hầm biogas sẽ chết hết, khi cấy nuôi lại tốn rất nhiều tiền”, chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Vinh cho biết.
Còn chủ nhà máy mì Việt Úc cho rằng, thời điểm hiện tại, các nhà máy sản xuất tinh bột mì khó mà có lãi bởi vào mùa mưa, củ mì có lượng bột thấp. Đã vậy, nông dân, thương lái tranh thủ thu hoạch mì non để bán lúc giá cao nên củ nhiều nhưng sau chế biến cho ra lượng bột thấp.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở một số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

Từ trung tuần tháng 5, một số xã của huyện Yên Lập bắt đầu thu hoạch lúa chiêm xuân, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha, cao hơn vụ trước khoảng 0,5 tạ/ha.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.