Giá Bán Ca Cao Liên Tục Tăng

Giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên đang cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.
Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ca cao, nguyên nhân chủ yếu khiến ca cao tăng giá là sản lượng ca cao thế giới sụt giảm. Đây là điều rất có lợi cho nông dân ở Tây Nguyên, vì chất lượng ca cao ở đây đã tăng đáng kể, và sản lượng vẫn giữ được ổn định.
Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Đắk Lắk năm 2013 đã thu mua - xuất khẩu hơn 1.000 tấn ca cao hạt khô, chiếm 60% tổng sản lượng toàn tỉnh, bằng 20% toàn quốc.
“Ca cao ở Tây Nguyên có chất lượng tốt đồng thời cũng là nguồn cung cấp hạt ca cao ổn định nhất trên thế giới. Theo các chuyên dự báo, lượng cung đang thiếu hụt từ 60.000 – 120.000 tấn. Chính vì vậy, điều này sẽ đưa tới một mức giá khá ổn định cho người trồng ca cao. Hơn nữa, đối với những sản phẩm ca cao tham gia chương trình UTZ, người nông dân còn được cộng thêm từ 4.000 – 5.000 đồng/kg”, ông Nguyễn Bá Dũng, cán bộ công ty Cargill Việt Nam cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.

Vụ đông này, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) trồng được khoảng 90 ha ớt, tập trung ở 2 xã: Nguyên Giáp 35 ha, Hà Thanh 35 ha.

Khu chuyển đổi rộng 3.600 m2 của gia đình ông Đào Đình Tuy ở thôn An Cư, xã Nghĩa An (Ninh Giang - Hải Dương) được quy hoạch khá đẹp mắt.