Ghép Thành Công Phật Thủ Cảnh Hình Bàn Tay Phật
Quả Phật thủ có màu vàng, dạng xốp, có hình dáng giống bàn tay phật và mùi hương mới lạ.
Kỹ sư Kiều Thị Ánh Hồng, cán bộ Xí nghiệp sản xuất giống cây trồng Nậu Phó thuộc Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cho biết năm 2010, Công ty bắt đầu nhập khẩu mắt ghép 500 cây Phật thủ để thử nghiệm tạo gốc ghép cây theo kỹ thuật mới. Qua quá trình thử nghiệm, đến nay cây ghép đã cho ra hoa và kết trái vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm 2012.
Cũng theo kỹ sư Hồng, trên thế giới có 2 loại quả Phật thủ: loại quả to như quả bưởi, ở chóp quả có hình bàn tay Phật, loại này có rất nhiều ở Việt Nam nhưng giá trị rất thấp. Giá bán trung bình của loại Phật thủ này là 70.000 đồng/quả. Còn loại Phật thủ được ưa chuộng nhất, trồng trong chậu làm cảnh, quả màu vàng kim giống bàn tay Phật, có từ 5 - 20 ngón chụm lại, tỏa mùi thơm mát dịu, quyến rũ thì hiếm thấy ở Việt Nam. Loại cây này có giá dao động từ 1 - 3 triệu đồng.
Cây Phật thủ làm cảnh và có quả hình bàn tay Phật này chỉ thích hợp trồng tại khu vực có khí hậu ôn đới, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Thích hợp với một số tỉnh Trung du miền núi. Ngoài giá trị kinh tế, cây Phật thủ là loại tạo dáng ở dạng bonsai cây cảnh quý tộc. Quả màu vàng kim hình bàn tay phật rất đẹp, cái đẹp tâm linh khó tả. Quả Phật thủ tỏa ra mùi hương tâm linh nơi chùa chiền, bàn thờ gia tiên... tượng trưng cho điềm may mắn, cát tường, mang đến nhiều điều tốt lành cho con người.
Ngoài ra, Phật thủ có tác dụng giảm đau, cầm máu, hóa đờm, chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạn sườn chướng đau, giảm trừ co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng chức năng tiêu hóa… Đặc biệt, tinh dầu quả Phật thủ còn là nguyên liệu để sản xuất các loại bánh mứt kẹo, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cho biết đây là mô hình đầu tiên được trồng thử nghiệm tại Phú Thọ và bước đầu đã đem lại hiệu quả cao cho người trồng.
Công ty đang tiến hành nhân rộng từ việc ghép trên những cây gốc đã có để tránh trường hợp không phải nhập khẩu cây gốc ở nước ngoài. “Việc ghép cây thành công sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho người trồng loại cây Phật thủ này",! bà Tâm nói.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ trồng chuối tiêu hồng trên vùng đất bãi bồi ven sông lớn ở các tỉnh phía Bắc, nhiều người dân trở nên giàu có, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và XK.
Cây Phật thủ ghép mắt trồng trong chậu có quả màu vàng kim hình bàn tay Phật, do Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Vân Phú, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã lai ghép mắt thành công và bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với cách trồng phật thủ truyền thống.
Vụ ĐX 2011- 2012, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) triển khai trồng thử giống ngô nếp lai Max One trên diện tích 500 m2 (sau khi thu hoạch xong rau muống) tại ruộng của anh Lê Văn Tám (tức Tám Ngãi) tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành.
Bắt đầu tiến hành từ năm 2000, trải qua rất nhiều khó khăn, đến nay Cty CP Giống cây trồng Miền Nam đã lai tạo được một số giống lúa lai triển vọng cho khu vực ĐBSCL.
Giống lúa lai 3 dòng N ưu 89 (D62A x DR911) do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt, Tứ Xuyên, Trung Quốc chọn tạo và độc quyền sản xuất, kinh doanh. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh độc quyền phân phối.