Giống Lúa Lai 2 Dòng HYT103
1. Nguồn gốc:Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Trí Hoàn, Lê Hùng Phong, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Gấm, Lê Diệu My, Trần Duy Đông và CTV – Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
HYT103 là giống lúa lai F1 hệ 2 dòng được lai tạo từ tổ hợp lai AMS 30S/R100.
HYT 103 được Hội đồng KH Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời theo QĐ số 88/QĐ-TT-CLT ngày 22/4/2008. Khả năng sản xuất hạt lai F1 thuận lợi hơn các giống lúa lai F1 hệ 3 dòng.
2. Đặc điểm chính
- HYT 103 có thời gian sinh trưởng ngắn: Vụ Xuân 120 – 130 ngày, Vụ Mùa 100 – 105 ngày.
- Chiều cao cây lúa 95 – 100 cm. Đẻ nhánh khoẻ, bộ lá xanh vừa, góc lá đứng, khả năng chống đổ, chịu rét tốt.
- HYT 103 có số bông hữu hiệu/ khóm thuộc loại khá, khối lượng 1000 hạt từ 27 – 28 g.
- Năng suất đạt 70– 78 tạ/ha (vụ Xuân) và 65 – 70 tạ/ha trong vụ Mùa.
- HYT 103 có khả năng chống chịu khá tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: Đạo ôn (điểm 1-3); Bạc lá (điểm 3-5), Khô vằn (điểm 3 – 5), Rầy nâu…
3. Kỹ thuật canh tác
- Thời vụ: HYT 103 trồng được cả 2 vụ Xuân và Mùa, tuy nhiên giống có ưu thế hơn trong vụ Mùa, phù hợp với chân đất Vàn, Vàn cao, trên chân đất 3 vụ/ năm.
+ Vụ xuân: gieo mạ từ 25/1-5/2. Gieo mạ nền đất cứng hoặc trên sân gieo xung quanh Lập Xuân. Vụ xuân rét chú ý che phủ nilon để chống rét. Cấy khi nhiệt độ không khí trên 16oC, tuổi mạ dược 5,0 – 5,5 lá, mạ nền 2 – 3 lá.
+ Vụ mùa: gieo trà mùa sớm gieo 01 – 05/6, trà mùa trung từ 10 – 20/ (vùng ven biển có thể gieo cấy muộn hơn để hạn chế bệnh bạc lá). Tuổi mạ dược 15 – 18 ngày; mạ sân hoặc nền đất cứng 7 – 8 ngày
- Lượng giống và ngâm ủ: Mỗi ha ruộng cấy cần 30 kg – 35 kg giống (1kg/1sào BB). Vụ xuân ngâm giống bằng nước ấm , vụ mùa ngâm nước lã khoảng 18 - 24 tiếng (8 –10 tiếng thay nước, đãi chua 1 lần), loại bỏ hết hạt lửng, lép sau đó ủ ấm. Tuyệt đối không để thóc bị chua hoặc quá khô.
- Mật độ cấy:Cấy 36 - 40 khóm/1 m2, 1-2 cây mạ/ khóm. Cấy nông tay, thẳng hàng
- Phân bón:
+ Lượng bón: Vụ xuân 10 tấn PC + 150N + 90P2O5 +120K2O/ ha Vụ mùa 10 tấn PC + 120N + 90P2O5 + 120 K2O/ha
+ Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân và 40% Đạm.
Bón thúc: 50% Đạm + 40% Kaly, bón khi lúa bén rễ hồi xanh.
(Chú ý: vụ xuân khi trời ấm mới bón đạm)
- Chăm sóc và BVTV: đáp ứng nhu cầu nước, BVTV, và chế độ chăm sóc khác như các giống khác
4. Địa điểm ứng dụng
Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Thanh Hoá, Nam Định, Hưng yên, Thái Nguyên, Yên Bái...
5. Địa chỉ liên hệ giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai – Thanh Trì, Hà Nội
ĐT: 04.336875583, 04.36875037
Có thể bạn quan tâm
HYT 103 có khả năng chống chịu khá tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: Đạo ôn (điểm 1-3); Bạc lá (điểm 3-5), Khô vằn (điểm 3 – 5), Rầy nâu… Năng suất đạt 70– 78 tạ/ha (vụ Xuân) và 65 – 70 tạ/ha trong vụ Mùa
Là loại cây họ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò; cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít bị sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng (chịu được khô hạn và úng ngập tạm thời) và dễ nhân giống, Có thể trồng cỏ Stylo bằng hạt hoặc trồng bằng cành giâm. Năng suất trên một Ha từ 40 đến 50 tấn mỗi năm
Loại cà chua ghép sạch bệnh đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thực hiện và nhân rộng ra trong dân. Giống do các trại ươm làm ra không đủ bán trên thị trường...
Giống đã được công nhận cho phép sản xuất thử tháng 11/2008. Là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc. Giống dùng để ăn tươi và có thể chế biến
Cá chạch lấu có trọng lượng từ 0,5 kg/con đến trên 2 kg/con, đây là loại cá đặc sản của vùng sông nước ĐBSCL, có thịt thơm ngon, hiện giá bán tại chợ bình quân khoảng 80.000 đồng/kg. Theo kết quả nuôi thử nghiệm, cá chạch lấu dễ nuôi, có thể nuôi được trong bể lót ni lông, bồn xi măng diện tích nhỏ