Ghép Thành Công Phật Thủ Cảnh Hình Bàn Tay Phật

Quả Phật thủ có màu vàng, dạng xốp, có hình dáng giống bàn tay phật và mùi hương mới lạ.
Kỹ sư Kiều Thị Ánh Hồng, cán bộ Xí nghiệp sản xuất giống cây trồng Nậu Phó thuộc Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cho biết năm 2010, Công ty bắt đầu nhập khẩu mắt ghép 500 cây Phật thủ để thử nghiệm tạo gốc ghép cây theo kỹ thuật mới. Qua quá trình thử nghiệm, đến nay cây ghép đã cho ra hoa và kết trái vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm 2012.
Cũng theo kỹ sư Hồng, trên thế giới có 2 loại quả Phật thủ: loại quả to như quả bưởi, ở chóp quả có hình bàn tay Phật, loại này có rất nhiều ở Việt Nam nhưng giá trị rất thấp. Giá bán trung bình của loại Phật thủ này là 70.000 đồng/quả. Còn loại Phật thủ được ưa chuộng nhất, trồng trong chậu làm cảnh, quả màu vàng kim giống bàn tay Phật, có từ 5 - 20 ngón chụm lại, tỏa mùi thơm mát dịu, quyến rũ thì hiếm thấy ở Việt Nam. Loại cây này có giá dao động từ 1 - 3 triệu đồng.
Cây Phật thủ làm cảnh và có quả hình bàn tay Phật này chỉ thích hợp trồng tại khu vực có khí hậu ôn đới, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Thích hợp với một số tỉnh Trung du miền núi. Ngoài giá trị kinh tế, cây Phật thủ là loại tạo dáng ở dạng bonsai cây cảnh quý tộc. Quả màu vàng kim hình bàn tay phật rất đẹp, cái đẹp tâm linh khó tả. Quả Phật thủ tỏa ra mùi hương tâm linh nơi chùa chiền, bàn thờ gia tiên... tượng trưng cho điềm may mắn, cát tường, mang đến nhiều điều tốt lành cho con người.
Ngoài ra, Phật thủ có tác dụng giảm đau, cầm máu, hóa đờm, chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạn sườn chướng đau, giảm trừ co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng chức năng tiêu hóa… Đặc biệt, tinh dầu quả Phật thủ còn là nguyên liệu để sản xuất các loại bánh mứt kẹo, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cho biết đây là mô hình đầu tiên được trồng thử nghiệm tại Phú Thọ và bước đầu đã đem lại hiệu quả cao cho người trồng.
Công ty đang tiến hành nhân rộng từ việc ghép trên những cây gốc đã có để tránh trường hợp không phải nhập khẩu cây gốc ở nước ngoài. “Việc ghép cây thành công sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho người trồng loại cây Phật thủ này",! bà Tâm nói.
Related news

Giống TN1 là con lai F1 giữa KH3-1 (vật liệu hoang dại được thu thập từ Ethiopia) x Catimor (giống thương mại đang được trồng phổ biến tại Việt Nam). Giống TN1 được Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức năm 2010.

Giống khoai sáp MDH.01 là dòng vô tính được chọn lọc từ quần thể mẫu giống địa phương Phước Sọ - Nghệ An (dòng 95-03) trong tập đoàn 80 giống khoai sáp (khoai mùng) thu thập từ năm 1993-1995 của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, được Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB khảo nghiệm

Giống dưa bở Vàng thơm Số 1 do ThS. Đoàn xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai, TS. Đào Xuân Thảng - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997. Giống dưa bở Vàng thơm số 1 đã được công nhận tạm thời theo Quyết định số 632/QĐ-TT-CLT ngày 24 tháng 12 năm 2010

Năm 2006, giống cà chua HT160 do Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội lai tạo được đưa vào trồng thử nghiệm tại thôn Then, xã Thái Đào (Lạng Giang - Bắc Giang), cho năng suất cao, có nhiều ưu điểm nổi trội nên đến nay được bà con trồng đại trà.

Chữ đường khá, đạt từ 11-12 CCS. Năng suất mía rất cao, trung bình đạt từ 100-130 tấn/ha. Đường kính thân trung bình 2,5- 3 cm, chiều cao cây trung bình, mật độ cây cao 6-8 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh