Gạo Việt không được lợi gì từ TPP khi vào thị trường Nhật

Trong buổi họp báo chuyên đề về cam kết TPP trong lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 9/11, ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế.
Theo lộ trình, vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
Tuy nhiên, với các mặt hàng nông sản từ Việt Nam như gạo, thịt, sữa thì những ưu đãi về thuế quan không thực sự lớn.
Ngoài việc không cam kết với mặt hàng gạo, Nhật Bản sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng nhạy cảm như thịt trâu bò, thịt lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa mỳ, lúa gạo và các chế phẩm của chúng.
Ngược lại, với ngành thủy sản, khi TPP có hiệu lực, đa số mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam được hưởng ngay thuế suất 0% như các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số cam kết, surimi, tôm, cua ghẹ,…
Như vậy, toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Ngoài ra, Nhật Bản cam kết mức thuế 0% với mặt hàng rau quả vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Vào năm thứ 8 sau khi TPP chính thức có hiệu lực, mặt hàng mật ong được Nhật cam kết xóa bỏ thuế.
Quốc gia này cũng sẽ xóa bỏ thuế của 79,5% kim ngạch mặt hàng giày dép vào năm thứ 10 và các mặt hàng còn lại của ngành giày da vào năm thứ 16. Tương tự thế, mặt hàng vali, túi xách bằng da cũng được xóa bỏ thuế suất vào năm thứ 16.
Xóa bỏ ngay 98,8% số dòng thuế của ngành dệt may. Con số này tương đương 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản.
Những mặt hàng còn lại Nhật Bản sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 10 của hiệp định.
Ông Thăng cũng cho biết, cơ hội hợp tác của Việt Nam với các nước sau khi TPP chính thức có hiệu lực là rất lớn, đặc biệt là với Nhật Bản.
“Trước đó, với hiệp định Việt Nam – Nhật Bản có 1 số mặt hàng vẫn không được mở cửa nhưng khi TPP chính thức được thông qua, các mặt hàng này đều đã được mở cửa hợp tác”, ông Thăng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó lúa hơn 52 nghìn ha, còn lại là lạc, khoai lang, ngô và một số cây màu khác. Riêng lúa trà xuân muộn chiếm 92% tổng diện tích còn lại là chiêm dầm và xuân sớm. Thời gian cấy trà chiêm dầm, xuân sớm từ 20-1 đến 5-2-2015; trà xuân muộn gieo mạ từ 25-1 đến 10-2, cấy từ ngày 1 đến 28-2.

Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh Bắc Giang, đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tuân thủ quy trình an toàn, bảo đảm chất lượng nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã phần nào giúp nông dân khắc phục tình trạng này.

Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.