Gạo Việt không được lợi gì từ TPP khi vào thị trường Nhật

Trong buổi họp báo chuyên đề về cam kết TPP trong lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 9/11, ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế.
Theo lộ trình, vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
Tuy nhiên, với các mặt hàng nông sản từ Việt Nam như gạo, thịt, sữa thì những ưu đãi về thuế quan không thực sự lớn.
Ngoài việc không cam kết với mặt hàng gạo, Nhật Bản sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng nhạy cảm như thịt trâu bò, thịt lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa mỳ, lúa gạo và các chế phẩm của chúng.
Ngược lại, với ngành thủy sản, khi TPP có hiệu lực, đa số mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam được hưởng ngay thuế suất 0% như các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số cam kết, surimi, tôm, cua ghẹ,…
Như vậy, toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Ngoài ra, Nhật Bản cam kết mức thuế 0% với mặt hàng rau quả vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Vào năm thứ 8 sau khi TPP chính thức có hiệu lực, mặt hàng mật ong được Nhật cam kết xóa bỏ thuế.
Quốc gia này cũng sẽ xóa bỏ thuế của 79,5% kim ngạch mặt hàng giày dép vào năm thứ 10 và các mặt hàng còn lại của ngành giày da vào năm thứ 16. Tương tự thế, mặt hàng vali, túi xách bằng da cũng được xóa bỏ thuế suất vào năm thứ 16.
Xóa bỏ ngay 98,8% số dòng thuế của ngành dệt may. Con số này tương đương 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản.
Những mặt hàng còn lại Nhật Bản sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 10 của hiệp định.
Ông Thăng cũng cho biết, cơ hội hợp tác của Việt Nam với các nước sau khi TPP chính thức có hiệu lực là rất lớn, đặc biệt là với Nhật Bản.
“Trước đó, với hiệp định Việt Nam – Nhật Bản có 1 số mặt hàng vẫn không được mở cửa nhưng khi TPP chính thức được thông qua, các mặt hàng này đều đã được mở cửa hợp tác”, ông Thăng nhấn mạnh.
Related news

Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên