Gạo Sạch Quế Lâm Vẫn Khó Đầu Ra
Việc sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một trang mới trong ngành nông nghiệp tỉnh TT- Huế. Song đầu ra vẫn là bài toán khó...
Chú trọng chất lượng
Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.
Có lần, được giới thiệu tới Hội chợ Thương mại quốc tế festival Huế 2014, tôi cùng nhiều người vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ khi nhìn thấy nhãn mác bao bì có tên “Gạo hữu cơ Quế Lâm”, do tập đoàn Quế Lâm sản xuất.
Đây là sản phẩm gạo hữu cơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Từ lâu, người tiêu dùng chỉ biết đến “khái niệm” rau sạch, trứng sạch, chứ chưa nghe đến “gạo sạch” vì thế tập quán sử dụng của người tiêu dùng chỉ quen với các giống lúa gạo truyền thống.
Tuy nhiên, khi đời sống người dân được nâng cao, họ cũng hướng đến một nguồn thực phẩm an toàn, nhiều chất dinh dưỡng.
Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Quế Lâm, cho biết, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, một thành công đáng ghi nhận là việc tạo ra nguồn nông sản an toàn cho người tiêu dùng, đó là gạo hữu cơ. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất không chỉ tạo ra nguồn nông sản an toàn, chất lượng mà còn hạn chế chi phí đầu tư.
Ông Lam phân tích: “Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo điều kiện tốt cho người sản xuất trong khâu làm đất. Sau khi thu hoạch xong, bà con nông dân có thể tiến hành cày đất để gieo cấy. Trong quá trình sản xuất, không sử dụng bất kỳ các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ nào.
Bón phân hữu cơ vi sinh có thể tồn tại lâu dài, nuôi dưỡng trong lòng đất, không gây bạc màu, có tác dụng làm tơi xốp, không xảy ra sâu bệnh trên cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân”.
Hướng đến thị trường
Tại tỉnh TT- Huế, tập đoàn Quế Lâm đã đưa vào sản xuất gạo chất lượng cao vụ đầu tiên quy mô cánh đồng mẫu diện tích 10 ha tại HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (huyện Phú Vang) với hàng chục hộ dân tham gia sản xuất. Nguồn giống được đặt mua tại Cty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh TT- Huế.
Ông Nguyễn Hồng Lam cho biết, dự kiến các vụ tiếp theo đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng diện tích mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ. Khó khăn lớn đối với tập đoàn là đầu ra sản phẩm, bởi đến nay, bà con nông dân cũng như người tiêu dùng hầu như chưa hiểu biết về gạo sạch.
Do sản xuất với một quy trình nghiêm ngặt, chất lượng sản phẩm cao nên giá thành sản phẩm gạo Quế Lâm có thể cao gấp rưỡi, gấp đôi sản phẩm thông thường nên rất khó bán. Trong 5 năm qua, tập đoàn mới chỉ bán khoảng 300 tấn gạo hữu cơ, trong đó năm 2013 khoảng 200 tấn, dự kiến năm 2014 khoảng 400 tấn.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn Quế Lâm đã “quy tụ” 16 chuyên gia là những nhà khoa học đầu ngành, đồng thời vừa mới tuyển dụng 100 sinh viên đại học ngành nông nghiệp. Số sinh viên này phải trực tiếp ra đồng cùng nông dân tổ chức sản xuất, đến tận từng hộ dân để tiếp thị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Tháng 7-2013, anh Đặng Văn Phụng ở ấp Rạch Gừa - xã Phú Long (Bình Đại - Bến Tre) được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao.
UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.
Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.
Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.